Back To Top

banner im good

3 sai lam khi day con hoc tieng anh 1527231759873409865799Dạy con học chữ là một việc làm vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên con tập làm quen với mặt chữ và cách phát âm. Tuy nhiên, điều đó không phải là dễ dàng thực hiện, có con rất thích học nhưng cũng có con không chịu phối hợp cùng cha mẹ trong quá trình học.

Một phương pháp dạy hay, học đúng sẽ giúp con ghi nhớ nhanh và lâu hơn, cũng như khơi gợi hứng thú trong việc học chữ cái. Điều này sẽ giúp con chủ động hơn trong việc tìm tòi, tiếp thu và học tập sau này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các cha mẹ những bí quyết giúp con hứng thú với việc học chữ và phát triển trí thông minh của con ngay từ khi còn nhỏ nhé!

Bước 1 : Học thuộc bảng chữ cái

Khi bé được 3 tuổi, cha mẹ hãy cho bé làm quen với các chữ cái nhưng chỉ một ít mà thôi.Ban đầu cha mẹ có thể cho bé làm quen một chữ cái mỗi ngày, về sau là 2 chữ cái/ ngày, sau đó dần dần tăng lên bao gồm chữ cái đã học với chữ cái mới. Khi bé đến 5 tuổi, cha mẹ hãy dạy cho bé cả bảng chữ cái hoàn chỉnh, cả chữ cái thường lẫn chữ cái in hoa.

Thông thường, các trẻ từ 5-6 tuổi sẽ nhớ mặt chữ cái rất tốt và nhanh, nhưng ngữ âm lại chưa chuẩn. Điều này là bình thường và khá phổ biến nên cha mẹ hãy kiên trì nhắc bé đọc lại sao cho chuẩn nhé.

Bước 2 : Cung cấp các dụng cụ và môi trường học tập

Ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tạo một một góc học tập nhỏ cho bé, bao gồm sách vở, bút giấy,…để bé có thể học chữ cái bằng nhiều hình thức khác nhau. Đa số các bé sẽ hứng thú học hơn với những dụng cụ học tập dễ thương và thú vị. Khi học, tốt nhất nên tránh các hoạt động hoặc thiết bị sẽ làm phiền đến giờ học của bé, chẳng hạn như điện thoại, ti vi,…

Hãy để bé nhận biết được rằng khi ngồi học thì chỉ có học, tuy nhiên với trẻ nhỏ giờ học không nên kéo dài quá 30 phút và không khí giờ học phải vui vẻ.

Bước 3 : Tập viết các chữ cái

Bé sẽ ghi nhớ các chữ cái tốt hơn nếu như tự mình viết ra các chữ cái. Ngoài ra, viết cũng là một hoạt động bắt buộc khi học bất kì ngôn ngữ nào.

Với các bé 5 tuổi, ban đầu cha mẹ hãy cứ cho bé viết tự do trên giấy, nên dùng các bút màu, bút to để trẻ dễ cầm. Khi bé đã quen với bút thì cha mẹ mới hướng cho bé viết chậm lại và viết nắn nót, chính xác hơn.

Ngoài bút viết, cha mẹ cũng có thể sử dụng các dụng cụ khác như cát, đất sét, sơn móng tay,…để viết chữ hoặc cắt giấy thành các chữ cái nhé.

Bước 4 : Đọc sách

Một bí quyết khác để dạy con học chữ đó là đọc sách. Ngay từ khi bé lên 2 tuổi, cha mẹ nên đọc sách cho bé nghe, thường là trước khi đi ngủ và bất kì khi nào rảnh rỗi. Những câu chuyện nên ngắn gọn, có hình minh họa để bé có thể dễ hiểu và hứng thú hơn. Hãy sử dụng các giọng nói khác nhau cho mỗi nhân vật, ngắt nhịp cho từng đoạn để tạo hiệu ứng âm thanh, kích thích trí tưởng tượng và sự thích thú ở bé.

Các bé 5 tuổi có khả năng ghi nhớ khá tốt các câu chuyện quen thuộc và ghi nhớ được mặt chữ. Do đó, mặc dù chưa biết rõ ý nghĩa các từ, ngữ pháp các câu nhưng bé có thể cầm sách, nhìn vào và tự kể lại câu chuyện nếu bạn cho bé cơ hội. Ngoài ra, bé cũng đã dần có sở thích với loại sách riêng, chẳng hạn như sách truyện cổ tích, sách về các con vật, sách về khủng long,…

Bước 5 : Chơi trò chơi

Các trò chơi đơn giản và vui vẻ sẽ giúp bé nhận diện các mặt chữ tốt hơn:

Tìm cặp đôi phù hợp

Cha mẹ hãy chọn 3 chữ cái bất kỳ, mỗi chữ viết lên một mặt của 6 tấm bìa cứng. Sau đó, cha mẹ úp 6 tấm bìa xuống và đố bé lật lần lượt 2 tấm bìa sao tìm được một cặp hai chữ cái giống nhau. Khi bé tìm được một cặp, đặt hai tấm bìa đó sang một bên. Nếu bé không tìm được, bạn lần lượt mở các tấm bìa lên và chỉ cho bé những chữ cái giống nhau. Khi bé dần thành thục trò chơi này, cha mẹ có thể tăng số thẻ lên 10, với 5 chữ cái nhé.

Chữ cái trên giấy dán tường

Cha mẹ có thể tự tạo và cắt chữ cái từ tấm bìa (hay giấy màu) sau đó dán chúng lên giấy dán tường ở chỗ bé hay vui chơ hoặc có thể dán từng chữ cái vào tờ lịch tường. Hãy cho bé tự giở tờ lịch và khi dừng lại ở chữ cái yêu thích, cha mẹ sẽ giúp bé gọi tên chữ cái đó. Lưu ý rằng hãy nhấn mạnh chữ cái đó khi nó trùng với chữ cái đầu tiên của một đồ vật quen thuộc với bé trong nhà hay trong sách ảnh.

Ghép chữ cái

Với các bé lớn một chút đã có thể biết kết hợp các chữ cái thành một từ có nghĩa. Cha mẹ có thể mua hoặc tự tạo bảng chữ cái, sau đó hướng dẫn bé ghép chữ cái thành tên của bé, tên loại quả, tên bố mẹ, ông bà… Lặp lại hoạt động này nhiều lần ngay cả khi bé đã đi mẫu giáo.

Quăng hộp bìa

Với hộp bìa có mặt hình vuông hay hình chữ nhật, bạn viết từng chữ cái lên giấy trắng rồi dùng băng dính dính vào 4 mặt của hộp. Sau đó, bạn quăng hộp trên sàn nhà và dạy bé tìm xem mặt nào là mặt ngửa, mặt ngửa đó tương ứng với chữ cái nào…

Sách chữ cái và chữ cái bằng nhựa

Mua (hoặc tự tạo) một quyển sách với từng chữ cái ở mỗi trang sách. Mua thêm một bộ chữ cái bằng nhựa. Trải bộ chữ cái bằng nhựa xuống sàn và để bé chọn một trang sách bất kỳ. Bé dừng ở đâu, bạn sẽ đọc chữ cái ấy và khuyến khích bé tìm chữ cái nhựa khớp với chữ cái có trong sách.

Mẹ hát, bé tìm chữ cái

Hai mẹ con ngồi trên sàn nhà với bộ chữ cái nhựa trước mặt. Bạn ngân nga “A, B, C” hoặc bất kỳ chữ nào theo giai điệu tự chế. Sau đó hướng dẫn bé tìm chữ cái vừa được mẹ hát.

Bước 6 : Dán các chữ cái ở nhiều nơi trong nhà

Bé sẽ cảm thấy rất thích thú khi các chữ cái với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau được dán khắp nơi trong nhà. Cha mẹ hãy dùng bút viết để viết hoặc tô các chữ cái, rồi dán chúng ở nhiều nơi; sau đó cho bé đi tìm, hoặc đơn giản là khi gặp một chữ cái nào đó, cha mẹ hãy hỏi trẻ đó là chữ gì.

Bước 7 : Liên kết chữ cái với môi trường xung quanh

Một bí quyết khác để dạy con học chữ chính là liên kết chữ cái với môi trường xung quanh. Mỗi khi cho bé đi đâu chơi mà thấy có các biển hiệu, quảng cáo,…mà có chữ to rõ ràng thì cha mẹ hãy hỏi bé đó là chữ gì rồi đọc to từng chữ cái. Thông qua đó, bé sẽ nhớ tốt hơn và dần học được các từ nhanh hơn.

Khi con còn bé là thời điểm vàng để giúp con học hỏi và tiếp thu. Biết cách dạy con học chữ cái sẽ giúp bé học mau, hiểu mau, tăng thêm hứng thú trong tìm tòi, học và luyện tập, hình thành nên thói quen học tập chủ động sau này. Chúc cha mẹ thành công!

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good