Back To Top

banner im good

nguyen tac day con khi hoc bai o nha cha nao cung phai bietCon tiếp thu các môn học rất chậm và ghi nhớ rất yếu…

Con học kém và luôn bị cô giáo chê trách…

Con học thêm khắp mọi nơi mà vẫn không tiến bộ…

Tại sao con trở nên “nông nổi” như thế này, cha mẹ phải làm sao đây?!

Là các bậc làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh và học giỏi, tuy nhiên không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng đạt được như những kỳ vọng của cha mẹ, đặc biệt trong việc học tập. Bởi lẽ, kết quả học tập không chỉ phụ thuộc vào tư duy của con mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống cũng như phương pháp giáo dục của cha mẹ từ khi con còn nhỏ. Có rất nhiều trường hợp bố mẹ nổi cáu, gắt gỏng khi con bị điểm thấp khiến tình trạng con học kém ngày càng trở nên trầm trọng, khiến trẻ bị áp lực, thậm chí trở nên chán nản và buông bỏ việc học.

Vậy cha mẹ nên làm gì để con cải thiện được kết quả học tập của mình? Các mẹ hãy cùng tham khảo một vài lời khuyên dưới đây.

Tuyệt đối không quát mắng, gây áp lực cho con

Việc quát mắng, chỉ trích con khi con học kém là hành động xuất phát từ sự lo lắng, xót ruột của cha mẹ khi con không chịu thay đổi. Tuy nhiên, cha mẹ hãy biết cách kiềm chế cảm xúc của mình để không gây áp lực cho con.

Nhiều ông bố bà mẹ luôn có các câu cửa miệng như “Giời ơi sao mày học dốt thế con” hay như “Mày ăn phải cái gì mà học ngu thế” Cha mẹ hãy nhớ rằng, tâm lý của trẻ rất dễ bị rơi vào trạng thái quy chụp, tức là trẻ sẽ mặc nhiên thừa nhận những điều cha mẹ nói là đúng và tự nghĩ bản thân mình kém cỏi, ngu dốt, từ đó trẻ sẽ có tâm lý chán nản và buông bỏ.

Mặt khác, đối với nhiều trẻ có tâm lý không vững, khi cha mẹ càng mắng, trẻ càng sợ, càng khóc, tâm lý càng bất ổn. Khi bản thân bị điểm kém, trẻ đã phải đối diện với nỗi buồn, sự tự dằn vặt, nếu cộng thêm cả áp lực từ cha mẹ nữa thì trẻ sẽ suy sụp, thậm chí bị tự kỉ.

Vậy nên, trong trường hợp này, cha mẹ cần phải bình tĩnh để tránh gây áp lực cho con, hãy ghi nhận và khen ngợi kịp thời những ưu điểm khác của con: Ví như khen rằng con đã biết nỗ lực, khen chuyện con biết giúp đỡ bạn bè, bố mẹ,.. Từ đó bạn và con sẽ cùng thoải mái, nên sẽ “thông minh” hơn khi muốn tìm ra cách giải quyết việc con học kém

Tìm ra nguyên nhân con học kém

Điều quan trọng nhất để tìm ra phương pháp cho trẻ cải thiện được kết quả học tập đó chính là phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến con học kém. Cha mẹ nên tâm sự nhẹ nhàng với con để xem con vướng mắc hoặc gặp khó khăn gì trong học tập, đồng thời trao đổi, kết hợp với giáo viên ở trường để cùng tháo gỡ các khó khăn cho con.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ học kém, chẳng hạn

Do con chưa có ý thức trong học tập

Đối với trường hợp trẻ hiếu động, không tập trung và tự giác trong việc học, cha mẹ cần tạo cho con có thói quen, nề nếp trong học tập bằng các phương pháp đơn giản như: giải thích cho con tầm quan trọng của việc học, hỗ trợ con trong việc lên kế hoạch và thời khóa biểu, tạo góc học tập yên tĩnh cho con, ngồi học cùng con, chọn lựa cho con những cuốn sách tham khảo phù hợp…

Do tư duy của con chưa tốt

Có nhiều con tư duy chưa tốt dẫn đến sự khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là những môn học có tính suy luận, logic như: toán học, hóa học, vật lý,..Trong trường hợp này, cha mẹ nên cảm thông với con và có thể hướng cho con tập trung các môn nghệ thuật hoặc lĩnh vực phù hợp với khả năng của con.

Do cách giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp

Đối với trường hợp nguyên nhân khiến trẻ học kém xuất phát từ phía thầy cô (về chuyên môn, thái độ, tốc độ giảng dạy,..) cha mẹ nên thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường để tìm ra biện pháp giảng dạy thích hợp cho trẻ.

Do môi trường sống

Nhiều cha mẹ không để ý rằng môi trường sống là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của con cái. Ví dụ, cha mẹ bận rộn không quan tâm đến việc học của con, giao phó hết cho nhà trường và thấy cô, một số cha mẹ lại quá nuông chiều con cái khiến con lười học và không chịu nghe lời, gia đình khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm cũng khiến trẻ phân tâm trong việc học…

Tham vấn lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý giáo dục

Khi đã cố gắng tìm hiểu, đã trao đổi với con, thầy cô giáo, mà cha mẹ vẫn chưa lý giải được nguyên nhân hoặc tìm ra biện pháp khắc phục, cách tốt nhất là đến chuyên gia tâm lý giáo dục. Các chuyên gia sẽ có bài trắc nghiệm, phương pháp để tìm hiểu về tư duy và tính cách của trẻ, giúp cha mẹ có thể nhận diện và hiều sâu hơn về tính cách và tâm lý của trẻ. Từ đó, các chuyên gia sẽ định hướng cho cha mẹ cách tốt nhất đê giúp con khắc phục các nhược điểm, giúp con phát triển toàn diện hơn.

Trên đây là một vài lời khuyên I’m Good muốn gửi đến cha mẹ khi con học kém. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc cải thiện kết quả học tập cho con. Chúc cha mẹ thành công !

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good