Back To Top

banner im good

kich thich tu duy sang taoMỗi đứa trẻ đều có khả năng tư duy sáng tạo và nhận thức khác nhau. Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn ngây thơ, trong sáng và trẻ bắt đầu được khám phá, học hỏi, tìm hiểu các vấn đề trong cuộc sống. Trẻ có sự hiếu động và tư duy sáng tạo khác nhau. 

 

 

 

 

Phương pháp để kích thích tư duy sáng tạo của trẻ

Từ các trò chơi

Học mà chơi, chơi mà học là một trong những phương pháp hiệu quả nhất đối với trẻ. Không nên bắt ép trẻ hoàn thành bài tập trong thời gian dài. Trẻ có thể học khi chơi. Chơi là hình thức  bộc lộ cơ bản nhất, rõ nét nhất sự sáng tạo của trẻ. Những trò chơi phát triển trí sáng tạo của trẻ như: bán hàng, đóng vai,…

tro choi kich thich tu duy

Trong các trò chơi, trẻ tha hồ, thỏa sức sáng tạo và mô phỏng cuộc sống. Ví dụ khi chơi bán hàng, chúng bày bán các mặt hàng, tờ lá giả vở là sách, viên bi giả vờ là kẹo là quả chẳng hạn,…Trong các trò chơi, chúng thường đặt ra các quy luật và quy ước cho nhau và điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như chúng quy ước hai các lá là mua được một quyển sách, ba cái lá là mua được một quả trứng,…Tất cả đó là biểu hiện sự sáng tạo, hồn nhiên của trẻ. Cha mẹ cần chú ý để trẻ tương tác, làm việc nhóm, chơi cùng nhóm lứa tuổi với các trò chơi tập thể. Ngoài ra, thông qua trò chơi, trẻ đóng vai làm người bán hàng, người mua hàng,…chúng biểu lộ được biểu cảm, càm xúc, thái độ trong cách ứng xử với mọi người.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tạo các trò chơi quan sát cùng con: quan sát đồ vật, hình khối  và cùng con tạo ra cuộc thi vẽ để trẻ thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình.

Từ các câu chuyện

Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện có ý nghĩa. Sau đó, với các câu hỏi gợi mở để trẻ phản xạ và trả lời. Cha mẹ có thể đưa ra các dữ liệu hoặc các chi tiết và để trẻ tự kể lại câu chuyện với dữ liệu đã cho trước. Hoặc có thể,  qua quan sát bức tranh, trẻ có thể tưởng tượng và kể thành một câu chuyện.

ke chuyen cho be

Với các câu chuyện cổ tích, cha mẹ có thể cho các con nghe kể, Sau đó, các con sẽ kể lại câu chuyện bằng các bức tranh hoặc cắt, xé dán các chi tiết trong câu chuyện theo cốt truyện.

Làm việc nhóm

Cha mẹ có thể tạo thành một nhóm với tất cả các thành viên trong gia đình hoặc chia làm hai nhóm cho phù hợp với số lượng các thành viên. Sau đó, cùng nhau thảo luận hoặc thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định. Chúng sẽ cùng bạn thảo luận đưa ra ý kiến và tìm ra hướng để thực hiện. Cha mẹ hãy tôn trọng các ý kiến của trẻ và định hướng cho trẻ để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. chúng sẽ được đặt tên nhóm, được phân công nhiệm vụ, đưa ra ý kiến theo quan điểm của mình,…đặc biệt, cha mẹ tạo sự gắn kết,làm bạn cùng con. Từ đó, kích thích trẻ sự sáng tạo về tư duy và cách giải quyết vấn đề.

Vận dụng mệnh đề: “Nếu … thì….”

Cha mẹ cùng con trải nghiệm thực tế trong các môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Khi ở nhà, cha mẹ có thể tạo ra cuộc thi với tất cả các  thành viên để vận hành và phản xạ. Nếu trời lạnh mà chúng ta ăm kem thì sao nhỉ? Nếu cái áo của con mới mua mà con không gấp gọn gàng thì…;

menh de neu thi

 

Với những câu mệnh đề như vậy, trẻ càng được khuyến khích, tự do với ý tưởng của mình càng có nhiều cơ hội để phát triển. Thật ra sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ, vấn đề là người lớn có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không. 

Để trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hình thành tư duy sáng tạo, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do theo tư duy logic của riêng bé, Sau đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ chơi nhóm các trò chơi đơn lẻ. Cha mẹ hãy tạo cho con một môi trường trải nghiệm thực tế với các trò chơi, câu chuyện, tình huống để cuốn hút trẻ giúp trẻ được thực hành và trải nghiệm các vấn đề từ thực tế cuộc sống và trẻ có tư duy ý thức và phát triển tư duy sáng tạo cho bản thân.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good