Back To Top

banner im good

Ky nang song Tu duy tich cucCó cách nhìn tích cực là một sự lựa chọn. Bạn có thể chọn cách nghĩ làm cho tâm trạng vui vẻ, có cái nhìn xây dựng hơn trong những tình huống khó khăn, và điểm tô một ngày của mình với cách tiếp cận trong công việc tươi sáng và tràn trề hy vọng hơn.

Bằng cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực, bạn bắt đầu thay đổi tâm trạng tiêu cực và nhìn cuộc sống tràn đầy giải pháp và triển vọng thay cho những lo lắng và trở ngại. Nếu bạn muốn học cách suy nghĩ tích cực hơn, hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây.

1. Có trách nhiệm với thái độ của bản thân.

Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của mình và cách nhìn cuộc sống như thế nào là do bạn chọn. Nếu có xu hướng suy nghĩ tiêu cực thì đó là cách bạn chọn. Bằng cách thực hành, bạn có thể chọn cách nhìn tích cực hơn.

2. Hiểu lợi ích khi là người suy nghĩ tích cực.

 Chọn suy nghĩ tích cực không chỉ giúp bạn kiểm soát cuộc sống và khiến trải nghiệm mỗi ngày trở nên thú vị mà còn tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như khả năng thích nghi với những thay đổi. Nhận thức được những lợi ích đó có thể giúp bạn chủ động suy nghĩ tích cực hơn một cách thường xuyên.

3. Xác định những suy nghĩ tiêu cực vô thức.

Để tránh suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến cái nhìn tích cực, bạn cần cảnh giác hơn với "những suy nghĩ tiêu cực vô thức". Khi phát hiện ra chúng, bạn phải vào vị trí đối phó và ra mệnh lệnh để đẩy những suy nghĩ đó ra khỏi đầu bạn ngay lập tức.

Một ví dụ về suy nghĩ tiêu cực vô thức là khi bạn biết sắp thi, bạn nghĩ: “Mình sẽ thi trượt mất”. Suy nghĩ này là vô thức vì đó là phản ứng ban đầu khi bạn nghe về bài thi.

4. Đối phó với suy nghĩ tiêu cực.

Kể cả khi bạn dành phần lớn cuộc đời suy nghĩ tiêu cực, bạn cũng không phải tiếp tục như vậy. Bất cứ lúc nào suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là một cách vô thức, hãy dừng lại và đánh giá dù suy nghĩ đó là đúng hay chính xác.

Một cách để đối phó với suy nghĩ tiêu cực là lạc quan. Hãy viết ra suy nghĩ tiêu cực và xem bạn sẽ phản ứng thế nào nếu người khác nói suy nghĩ đó cho bạn. Nó giống như bạn đưa ra chứng cứ lạc quan để bác bỏ suy nghĩ tiêu cực của người khác, dù bạn thấy khó làm việc đó với chính mình.

Ví dụ, bạn có thể nghĩ tiêu cực là: “Mình thường xuyên thi trượt”. Nếu thường xuyên thi trượt như vậy, bạn đã không thể tiếp tục học ở trường được. Hãy xem lại hồ sơ hoặc bảng điểm và tìm những bài thi đạt điểm trung bình; chúng sẽ giúp bạn chống lại suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí bạn có thể tìm thấy những bài thi được điểm 7 và 8, điều đó càng khẳng định suy nghĩ tiêu cực của bạn là thái quá.

5. Thay suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực.

Một khi bạn cảm thấy tự tin rằng bạn có thể phát hiện và đối phó với suy nghĩ tiêu cực, bạn đã sẵn sàng chủ động lựa chọn thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Điều này không có nghĩa mọi thứ trong cuộc sống của bạn luôn lạc quan; có nhiều cảm xúc khác nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể hành động để thay cách suy nghĩ không có ích hàng ngày bằng những suy nghĩ giúp bạn phát triển.

nguoi

Ví dụ, nếu bạn nghĩ: “Có lẽ mình sẽ thi trượt mất”, hãy dừng lại. Bạn vừa phát hiện ra suy nghĩ tiêu cực và đánh giá sự chính xác của suy nghĩ này. Giờ hãy cố thay bằng suy nghĩ tích cực. Đó không nhất thiết là sự lạc quan mù quáng, chẳng hạn như: “Chắc chắn mình sẽ được điểm 10, dù mình chẳng học tí nào”. Đơn giản chỉ là: “Mình sẽ dành thời gian học và chuẩn bị để thi tốt nhất trong khả năng của mình”.

Sử dụng sức mạnh của câu hỏi. Khi bạn đặt câu hỏi cho chính mình, não sẽ tìm câu trả lời. Nếu bạn tự hỏi rằng: "Tại sao cuộc sống lại khổ như vậy?" não của bạn sẽ cố gắng trả lời câu hỏi đó. Điều tương tự sẽ xảy ra khi bạn tự hỏi: "Sao mình lại may mắn thế nhỉ?". Tự đặt ra những câu hỏi hướng sự tập trung vào suy nghĩ tích cực.

6. Giảm tối đa những tác động bên ngoài khơi gợi sự tiêu cực.

Bạn có thể thấy một số loại nhạc hoặc trò chơi điện tử hay phim bạo lực ảnh hưởng đến thái độ chung của bạn. Cố gắng giảm hết sức nguy cơ ảnh hưởng bởi những tác nhân kích thích bạo lực hay căng thẳng và dành thêm thời gian nghe nhạc êm dịu và đọc sách. Âm nhạc tốt cho tâm trí và sách viết về những suy nghĩ tích cực có thể đem lại cho bạn những mẹo hay để trở thành người hạnh phúc hơn.

7. Tránh "suy nghĩ đối lập".

Với kiểu suy nghĩ này, thường được biết đến là“sự phân cực”, những thứ bạn gặp sẽ chỉ là hoặc đúng hoặc sai; không có sắc thái khác. Điều này có thể khiến mọi người nghĩ rằng những gì họ làm hoặc phải hoàn hảo hoặc là vô nghĩa.

Để tránh cách suy nghĩ này, hãy đón nhận các sắc thái của cuộc sống. Thay vì nghĩ về hai kết quả (tích cực và tiêu cực), hãy liệt kết tất cả những kết quả ở giữa để thấy mọi việc không phải kinh khủng như bạn nghĩ.

opposites 489521 960 720

Ví dụ, nếu bạn sắp phải thi và không cảm thấy thoải mái với nội dung ôn thi, bạn có thể không muốn thi hoặc không muốn học. Bởi vậy, nếu bạn thi trượt là do bạn không cố gắng. Tuy nhiên, bạn đã bỏ qua thực tế là bạn có thể làm tốt hơn nếu dành thời gian chuẩn bị trước khi thi.

8. Tránh "trầm trọng hóa vấn đề".

Điều này nảy sinh khi bạn luôn cho rằng kết quả xấu nhất sẽ xảy ra. Trầm trọng hóa vấn đề luôn gắn với mối lo về việc thực hiện kém. Bạn có thể đối phó với tình trạng này bằng cách suy nghĩ thực tế về kết quả dự kiến.

Ví dụ, bạn có thể nghĩ là bạn sẽ thi trượt dù đã học. Người hay trầm trọng hóa vấn đề sẽ suy diễn thêm rằng bạn sẽ thi trượt, phải bỏ học, rồi thất nghiệp phải sống vất vưởng. Nếu suy nghĩ thực tế về kết quả tiêu cực, bạn sẽ nhận thấy thi hỏng một lần không nhất thiết có nghĩa bạn trượt cả khóa học, và sẽ phải bỏ học

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good