Back To Top

banner im good

ren luyen kha nang ghi nhoThực tế trong cuộc sống ngày nay có quá nhiều điều để chúng ta phải suy nghĩ và ghi nhớ, có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì điều đó và cho rằng hiện nay công nghệ hiện đại như máy tính, note, báo thức điện thoại…đều lưu trữ lượng thông tin rất lớn. Vậy việc gì chúng ta phải ghi nhớ? Thực tế thì không phải vậy, xã hội càng hiện đại văn minh thì con người càng trở nên tinh tế và khéo léo hơn. Trong quà tặng cuộc sống có một câu chuyện về sự thành công của một giám đốc công ty, bí quyết của ông đơn giản chỉ là nhớ được tên của các đối tác , khách hàng, nhân viên sau lần đầu gặp mặt. Tưởng chừng như đó là điều quá đơn giản nhưng thực tế có phải như vậy không? Vậy làm thế nào để ghi nhớ được nhiều thông tin nhiều và chính xác nhất. Chúng tôi xin được đề cập đến 8 qui luật cơ bản để rèn luyện khả năng ghi nhớ, bạn hãy thử và chia sẻ nhé!

1. Sử dụng thường xuyên:

Việc lặp đi lặp lại một kiến thức thường xuyên và liên tục sẽ khắc sâu ghi nhớ gấp nhiều lần. Khi chúng ta ứng dụng các kiến thức đó vào thực tế thì khả năng ghi nhớ nhanh và bền còn lớn hơn gấp bội. Đó vừa là cách giúp chúng ta ôn lại kiến thức vừa là cách để chúng ta rèn luyện khả năng ghi nhớ của mình. Tuy nhiên phải chắc chắn rằng bạn hiểu đúng vấn đề thì khả năng ghi nhớ mới bền được. Một việc được nhắc đi nhắc lại trong một khoảng thời gian nhất định cũng giống như việc hình thành một thói quen “sau 28 ngày thực hiện liên tục thì nó sẽ trở thành thói quen của bạn”. Các bạn có tin không? Hãy thử xem?

2. Sự chú tâm

Khi bạn làm bất cứ việc gì cũng cần phải thực sự tập trung. Ghi nhớ cũng vậy nếu chúng ta không nắm chắc kiến thức, không hiểu rõ nội dung, không tập trung thì ngay cả 1 câu hỏi của người khác cũng sẽ khiến cho não bộ của chúng ta chuyển hướng và thậm chí trắng xóa. Chúng ta càng tập trung thì khả năng ghi nhớ càng được nhiều thông tin, đây chính là bí quyết để khắc sâu ghi nhớ, kích thích não bộ.

3. Ghi nhớ tích cực

Chúng ta chắc hẳn đã rất quen với phương pháp này. Bạn hãy luôn giữ cho mình thái độ lạc quan và tư tưởng thoải mái để ghi nhớ hiệu quả. Hãy luôn nghĩ rằng việc ghi nhớ là thú vui, là sở thích chứ không phải là nhiệm vụ. chắc chắn rằng việc tâm lý thoải mái sẽ ghi nhớ được lượng kiến thức lớn hơn và bền hơn khi căng thẳng. Bởi căng thẳng sẽ dễ bị nản chí và thiếu sự kiên trì.

4. Sử dụng các quy luật liên tưởng:

a. Quy luật tương tự

Chúng ta hãy luôn ghi nhớ bằng cách liên hệ, liên tưởng tới một vấn đề nào đó gần gũi và dễ nhớ nhất.

Đối với các trẻ nhỏ cũng đã có thể áp dụng như: chữ O – giống quả trứng; Chữ I giống cái bút chì…

Những hình ảnh phổ biến như:

Cây tre: thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Sắt: thể hiện sự cứng rắn, nặng

Mùa thu: chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh lá vàng rơi, mùa hoa sữa…

b. Quy luật tương phản

Chúng ta có thể áp dụng quy luật này để rèn luyện khả năng ghi nhớ và có sự liên hệ rộng hơn như:

Sáng – tối, nóng – lạnh; xa- gần…

c. Quy luật mối liên hệ

Chúng ta thấy cá là nghĩ ngay đến nước

Thấy tuyết là nghĩ đến mùa đông

d. Quy luật quan hệ

Bầu trời: trăng, gió, mặt trời, mây..

Mặt đất: cây cối, hoa lá, ngôi nhà…

e. Quy luật viết tắt:

Ka-li, Ba-ri, Can-xi, Na-tri, Ma-giê, Nhôm, Kẽm, Sắt, Ni-ken, Thiếc, Chì, Hy-dro, Đồng, Thuỷ Ngân, Bạc, Bạch kim, Vàng (K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au). “Khi Bà Con Nào May Áo Giáp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu…

Ngoài các phương pháp trên chúng ta có thể áp dụng quy luật đơn giản, hiệu quả và đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay là phương pháp ghi chú bài giảng bằng sơ đồ tư duy. Việc sử dụng các hình ảnh, ký tự sẽ rất hiệu quả để khắc sâu ghi nhớ. Các bạn hãy áp dụng các phương pháp này để kích thích và rèn luyện khả năng ghi nhớ của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good