Back To Top

banner im good

999500dziecko2 tuổi là một cột mốc vô cùng quan trọng, được xem là giai đoạn “vàng” để rèn luyện trí nhớ cho các bé. Có rất nhiều nhiều bậc cha mẹ khi xem chương trình “Những em bé thiên tài nhất Nhật Bản” (Chibikkotensai nipponichi) đã tỏ ra rất ngạc nhiên nhưng thực ra hầu hết trẻ em đều có khả năng biểu lộ trí nhớ tuyệt vời như những trường hợp trong chương trình đó. Nếu được rèn luyện trí nhớ trong giai đoạn này, bé sẽ có thể duy trì trí nhớ tốt lâu dài, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng học tập và thành công trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu các cách rèn luyện để bé tăng khả năng ghi nhớ siêu phàm của bé mẹ nhé.

Vì sao cần rèn luyện trí nhớ cho bé từ năm 2 tuổi?

2 tuổi là thời kỳ thiên tài vì trong giai đoạn này các bé học hỏi vô cùng nhanh. Đây còn được gọi là giai đoạn thiết lập năng lực cơ sở cho bé. Do đó, nếu khi 2 tuổi được rèn luyện trí nhớ, bé sẽ có trí nhớ tốt và tiền đề cho sự phát triển sau này.

Nhiều bậc cha mẹ lo sợ rằng nếu dạy bé từ năm 2 tuổi là quá sớm. Tuy nhiên, sự thật là nếu cha mẹ dạy đúng phương pháp, bé sẽ ghi nhớ rất nhanh những thông tin được dạy, từ đó sở hữu kiến thức nền tảng vững chắc để tư duy và phát triển trong tương lai.

Khi 2 tuổi, trí nhớ dài hạn và ngắn hạn của trẻ xuất hiện sự thay đổi rõ nét. Trong trí nhớ ngắn hạn, thông tin có thể được lấy ra chỉ trong vòng vài giây hoặc vài chục phút. Nếu thông tin này là hữu dụng thì chúng sẽ được chuyển vào trí nhớ dài hạn, nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm cũng không quên được. Trẻ hai tuổi có thể nhớ lại những chuyện thú vị khi chúng mới hai tháng tuổi. Chúng cũng có thể nhớ lại những chuyện khiến chúng tò mò, ví dụ như phát hiện ra một cửa hàng đồ chơi, trẻ sẽ tỏ ra vô cùng hào hứng.

Các phương pháp rèn luyện trí nhớ cho trẻ 2 tuổi

1. Lặp lại thường xuyên

Khi muốn trẻ ghi nhớ những câu nói, hành động, thói quen nào đó,…các mẹ nên lặp đi lặp lại thường xuyên để kích thích trí não bé hoạt động và nhớ tốt hơn.

Ví dụ, để bé nhận biết những vật như cái ly, chén, đũa, khăn… thì khi chăm sóc bé, các mẹ thường xuyên chỉ vào những vật này hoặc nhờ bé tìm giúp mình những vật đó.

Hoặc mẹ gợi ý để bé nhớ lại những việc đã xảy ra trước đó như “Mẹ đố con, hôm qua mẹ mua cho con chiếc áo màu gì”, “Hôm trước vào công viên con nhìn thấy con vật nào”…

Câu hỏi của mẹ sẽ giúp kích thích não bộ bé nhớ ra sự việc đã xảy ra.

2. Đi tìm đồ vật

Khi chơi đồ chơi cùng bé, các mẹ bày ra trước mặt bé 5 món đồ chơi, chỉ cho bé tên gọi, màu sắc, hình dáng của từng món. Sau đó, cho bé giấu bớt 1 món đồ và bạn sẽ đoán ra món đồ bé giấu. Tiếp theo, tới lượt mẹ giấu đồ và để bé đoán đúng món đồ mẹ giấu là gì. Mức độ khó của trò chơi mỗi lần sẽ tăng dần lên bằng cách tăng số lượng món đồ chơi của bé.

3. Đọc, kể chuyện cho bé thường xuyên

Các cha mẹ nên mua sách và đọc, kể cho bé những câu chuyện ngắn mỗi ngày. Cha mẹ nên chọn sách có kèm theo hình vẽ minh họa để mỗi khi đọc cho bé nghe, mẹ sẽ cho bé nhìn theo hình ảnh của câu chuyện.

Mỗi ngày nên đọc cho bé ít nhất 1 câu chuyện, mỗi câu chuyện nên đọc lại 2, 3 lần để bé hiểu và nhớ nội dung của câu chuyện đó. Sau đó, mẹ nên hỏi lại bé những câu hỏi liên quan đến các chuyện đã đoc, kể cho bé như: “Bạn Thỏ trong truyện ăn củ gì?”, “Vì sao bạn Mèo bị sâu răng”,…

Sau khi bé đã nghe câu chuyện 2, 3 lần, mẹ chỉ cần đọc 1 vài câu và nhắc bé câu tiếp theo là gì, bé có thể đọc vanh vách và nhớ chính xác tên của các nhân vật trong chuyện.

4. Tập cho bé hát, đọc thơ

Khi ru bé ngủ, chăm sóc bé, các mẹ nên thường xuyên đọc những bài hát hay đọc thơ cho bé nghe. Sau vài lần nghe mẹ hát, đọc thơ, bạn sẽ ngạc nhiên khi bé có thể nhớ và đọc theo mình đấy.

5. Trò chơi nhà thông thái

Trò chơi này cha mẹ có thể cùng con thực hiện ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào như khi xem tivi, ăn cơm, đi dạo… Theo đó, mẹ sẽ đặt những câu hỏi để kích thích thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cách sử dụng ngôn ngữ của bé.

Ví dụ: khi đưa bé đến sở thú, cha mẹ có thể hỏi bé “ Con hổ có màu gì? mấy chân” hoặc khi xem tivi hỏi bé “Chú Mèo ăn gì”,khi ăn cơm “Đố con biết đây là món ăn gì, món ăn có màu gì, con thấy món ăn này có vị ngọt, chua, cay, mặn?”...

6. Dạy bé kỹ năng quan sát

Quan sát là kỹ năng cần thiết để bé ghi nhớ tốt. Vì thế, khi đưa bé đi siêu thi, đến cửa hàng tạp hóa mẹ nên hỏi bé “Đố con đây là vật gì? Con thấy trong siêu thị bán những món hàng nào?”,…

Cha mẹ nên cho bé quan sát càng nhiều càng tốt bằng cách đưa trẻ đi công viên, sở thú, khu vui chơi, xe bus… Khi đi đến những nơi này, cha mẹ giải thích cho bé biết những vật xung quanh con. Sau mỗi chuyến đi, cha mẹ sẽ khuyến khích bé kể lại những gì đã quan sát được nhé.

7. Cho bé tiếp xúc với tiếng nước ngoài

Các cha mẹ thường nghe các chuyên gia khuyên rằng nên cho bé làm quen với ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cần biết rằng, khả năng ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi được xem là năng lực tiềm tài, trẻ có thể tiếp thu ngoại ngữ tự nhiên như trẻ em bản xứ.

Do đó, trong độ tuổi này, cha mẹ nên mở cho bé nghe các ca khúc thiếu nhi, những bài hát ru của các nước trên thế giới để trẻ làm quen và phân biệt được sự khác nhau về âm thanh của ngôn ngữ các nước. Điều này không chỉ giúp bé phát triển trí nhớ mà còn hỗ trợ đắc lực để bé học ngoại ngữ tốt hơn khi lớn hơn.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good