Back To Top

banner im good

Tieng anh giao tiep thong dungMỗi người sinh ra và lớn lên đều được nghe đến và nhắc đến chữ “học”. Học tại trường học, học tại trường đời, học từ bất bất cứ người nào đi ngang cuộc đời ta, học từ bất cứ sự việc nào xảy đến với chúng ta. Vậy tại vì sao phải học?

1. Học là gì?

Học là tiếp thu những quan điểm mới, góc nhìn mới, kiến thức mới, những điều mới mẻ xung quanh nhằm làm phong phú thêm vốn hiểu biết của chính bản thân mình. Sự học không đơn thuần là cắp sách tới trường. Bởi việc học sẽ được diễn ra ở rất nhiều nơi nếu như bạn thật sự ham muốn kiến thức và hiểu biết. Mỗi cuốn sách ta đọc, mỗi người ta được gặp hàng ngày hay đơn giản mỗi sự việc xảy ra với chính chúng ta thì ẩn sau đó đều là những bài học cho chính bản thân mình. Có lẽ chính vì vậy nên việc học trong bất kì xã hội nào cũng đều được coi trọng

2. Tại sao phải học

UNESSCO đã đưa ra niệm về việc học như sau: “Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Có lẽ đây sẽ là một quan điểm khá đầy đủ và toàn diện về việc “Tại sao lại phải học” và “Học để làm gì?”

a. Học để biết, tang thêm kiến thức và hiểu biết

Ông bà ta xưa có câu: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Việc học có một mục tiêu mà có lẽ ai cũng có thể nhìn thấy giá trị của nó. Đó là việc học nhằm tang thêm vốn hiểu biết, kiến thức, vốn sống cho chính bản thân mình. Con người ta sống mà không thể thiếu vốn hiểu biết và vốn sống. Xã hội không ngừng thay đổi, để có thể được sống và làm việc mỗi người đều phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản.

b. Học để sống và làm việc

Trong xã hội hiện đại và không ngừng biến đổi. Nếu như bạn không tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về kỹ năng nghề nghiệp thì một điều chắc chắn là bạn sẽ có một cuộc sống nghèo túng, thếu thốn, thâm chí là thất nghiệp. Khi bạn muốn có bất kì một kĩ năng nghề nghiệp nào thì một việc vô cùng quan trọng đó là học hỏi kiến thức từ những điều xung quanh, từ bất kì điều gì xảy đến với bản thân mình.

c. Học để khẳng định bản thân

Việc học không dừng lại ở mức học chỉ để biết mà học còn để khẳng định giá trị của chính bản thân mỗi người. Nếu như bạn không muốn sống một cuộc đời tẻ nhạt, một cuộc sống của người khác, thậm chí người ta chẳng nhớ bạn là ai, bạn từ đâu tới?... Muốn chấm dứt điều đó, chúng ta hãy không ngừng học hỏi và khẳng định giá trị của chính bản thân mình. Học để có thể mạnh dạn đưa ra những quan điểm, bảo vệ chính kiến của cá nhân nếu như bạn không muốn bj người khác điều khiển cuộc đời của chính mình. Việc học có những người coi đó là sứ mệnh là sự nghiệp lớn lao và cao cả. Nên cả đời họ không ngừng cố gắng học hỏi từ tất cả mọi người và từ tất cả mọi điều. Bên cạnh đó có những người chưa hiểu được tầm quan trọng của giá trị những việc học. Nên mặc dù hàng ngày vẫn tiếp xúc với nó những với một thái độ hờ hững, không quan tâm và buông xuôi giống như việc hàng ngày đều ăn cơm nhưng cảm thấy vô cùng chán.

d. Học để chung sống với mọi người

Một xã hội biến đổi theo từng giây, từng phút. Nếu như bạn không có những kiến thức về hòa nhập xã hội bạn sẽ ngay lập tức bị đào thải khỏi xã hội ấy. Việc học không chỉ dừng lại ở mức những định nghĩa toán học, vật lí, những tác phẩm văn chương. Học ở đây còn là học từ trường đời, học cách quan sát, học cách bao quát nhằm làm tăng thêm vốn kiến thức và kinh nghiệm sống cho chính bản thân mình. Một xã hội kết nối, bạn không thể sống được nếu như bạn thiếu và bị lỗi bất kì một kĩ năng nào.

Tóm lại, việc học vô cùng quan trọng. Học không chỉ là khái niệm nhỏ hẹp diễn ra trên ghế nhà trường mà học sẽ theo mỗi chúng ta đi đến hết cuộc đời này. 

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good