Back To Top

banner im good

tu duy sang taoChắc hẳn trong mỗi người chúng ta, ai ai cũng ít nhiều lần nghe đến cụm từ “tư duy sáng tạo” nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi “tư duy sáng tạo là gì?” và có bao giờ bạn thắc mắc “bộ tư duy sáng tạo quan trọng lắm sao mà mình phải biết nó?” Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Tư duy sáng tạo là gì?

Có thể không quá khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị để “nối dài” khả năng của con người. Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động sáng tạo được xem là dạng hoạt động cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý mà trước hết là quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm, ý chí,…

Xét về mặt khoa học, tư duy sáng tạo “ là sản phẩm của bán cầu đại não phải, nó ngược lại với tư duy logic của bán cầu đại não trái. Bán cầu đại não phải, theo các nhà thần kinh học , có chức năng tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo , sự thấu cảm, cảm xúc của con người, giúp sự giao thoa hòa hợp giữa người với người, sự quan tâm với mọi thứ xung quanh chúng ta.”

Còn hiểu theo nghĩa đơn giản nhất,thì khái niệm trên là “Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi chảy hơn, làm nên thành công”

Trong thực tế,có rất nhiều ngưởi thành công và nổi tiếng nhờ họ có tư duy sáng tạo, từ những nhà soạn nhạc thiên tài như Mozart, Beethoven, ….đến những vị lãnh tụ vĩ đại như Lênin, Hồ Chí Minh…. hay những nhà lãnh đạo hàng đầu như Bill Gates, Steve Jobs,….Tất cả những người đó trở nên nổi tiếng như vậy đều là nhờ họ dám nghĩ đến những điều không tưởng,và đã biến nó thành sự thật; hay đơn giản là luôn tìm tòi, sáng tạo những cái mới trên nền cái cũ. Đó chính là biểu hiện rõ nét nhất của tư duy sáng tạo.

Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo:

1. Hãy hành động

Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn đang rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo đấy.

2. Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng

Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa là bạn tự chủ được tư duy sáng tạo của mình, nhưng không xa rời thực tế. Tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những suy nghĩ, dự định có tính viễn vông, nhưng dù tư duy của bạn có cao siêu tới đâu bạn cũng luôn phải nhớ rằng bạn cần phải sống, để sống được bạn cần phải có tiền, có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Bạn không thể nhịn ăn để sáng tạo được, những sáng tạo của bạn muốn thực hiện được bạn cũng cần phải vững mạnh về tài chính. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.

3. Thoải mái và cởi mở

Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để đầu óc được thanh thản, thoải mái khi đó khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy tối đa.

4. Phá vỡ những nguyên tắc

Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy, sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của mình.

5. Không quá lo lắng về những điều khó khăn

Việc gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc là rất bình thường, vì vậy nếu bạn gặp phải khó khăn đừng quá lo lắng, bởi lo lắng không phải là cách giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn mà nó sẽ làm lụi đi khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Hãy giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh, sáng suốt khi đó bạn sẽ nghĩ ra cách để giải quyết khó khăn ngay thôi. Trong cái khó ló cái khôn mà, đúng không.

6. Dám dấn thân và không sợ rủi ro

Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.

7. Không ỷ lại

Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên chậm chạp, không muốn động não khi có vấn đề cần giải quyết. Như thế cái khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất và bạn trở thành kẻ thụ động, không có những sáng tạo riêng. Hãy là người năng động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả năng sáng tạo, nếu không một người bạn sẽ trở thành kẻ thụ động, không có chính kiến và những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good