Back To Top

banner im good

tu duy tich cuc la giTư duy tích cực là gì? Làm như thế nào để luôn giữ được trạng thái cân bằng, làm việc với nhiều hứng khởi và tràn đầy năng lượng. Đó là những câu hỏi bạn sẽ được trả lời qua bài viết sau đây với tựa đề - “Tư duy tích cực”.

1. Tư duy tích cực là gì?

Theo nghĩa đơn giản: Tư duy hay còn được gọi là những suy nghĩ. Đây là một hoạt động của não bộ. Theo nghĩa rộng hơn một chút thì tư duy có nghĩa là một thái độ sống, một cách nhìn về cuộc đời và cuộc sống xung quanh.

Tư duy tích cực có nghĩa là những suy nghĩ, quan điểm tích cực về những vấn đề xung quanh với cuộc sống. “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và gieo tính cách gặt số phận”. Đây là một quy luật tất yếu. Ta có thể thấy rằng dù chỉ là một suy nghĩ nhỏ trong đầu nhưng sẽ ảnh hưởng và quyết định tới hành động và tính cách của một con người.

2. Vì sao cần tư duy tích cực?

Nếu một người trong đầu luôn luôn nghĩ tới những thất bại, ngại khó, không dám dấn thân thì chắc chắn sẽ không thể làm nên điều gì. Nếu một người cứ mỗi buổi sáng thức dậy đều có những suy nghĩ tich cực, dám vươn lên và dám dấn thân thì chắc chắn người đó sẽ dám dấn thân và đạt được những thành công trong sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên trong cuộc sống bận rộn, tất bật đối mặt với nỗi lo về cơm áo gạo tiền ngày hôm nay thì không phải ai cũng luôn luôn giữ được sự cân bằng và tư duy tích cực. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý giá giúp bạn phần nào hình dung những suy nghĩ tích cực cho bản thân mình.

3. Phương pháp rèn luyện tư duy tích cực

a. Luôn luôn thể hiện lòng biết ơn với cuộc sống

Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn lấy lại được cân bằng trước mỗi tình huống của cuộc sống. Tuy nhiên không phải bất kì ai từ khi sinh ra đã có những tư duy tích cực. Và bạn hãy nhớ rằng bất kì điều gì chúng ta cũng có thể học tập được nếu như bạn đủ khát khao và kiên trì. Mỗi người đến và đi hay bất cứ một sự việc gì xảy ra với cuộc đời của bạn đều là những việc nên xảy ra. Vì nó sẽ giúp cho bạn những bài học quý giá. Mỗi khi gặp những khó khăn trong cuộc sống. Bạn hãy nhìn vào những điểm tích cực trong sự việc để giúp cho tư duy của bản thân tích cực hơn. Ví như: Khi đang trên đường đi làm về, bạn bị hỏng xe. Vậy thi thay vì nói: “Mình thật xui xẻo khi bị hỏng xe”. Thì bạn hãy chuyển hóa điều đó thành: “Mình thật may mắn vì chiếc xe bị hỏng trên đường đi làm về, nếu mà nó hỏng lúc đi làm thì có lẽ mình sẽ bị muộn giờ làm”.

b. Qủa quyết khẳng định những điều tích cực

Bí quyết của những người thành công trong lĩnh vực quảng cáo đó là lặp đi lặp lại thông điệp nhiều lần. Và với con người cũng vậy. Bạn hãy duy trì thói quen tích cực cho mình bằng cách luôn lặp lại những thông điệp tích cực cho chính bản thân. Ví như: Tôi là người có tư duy tích cực, tôi sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu của bản thân, chắc chắn tôi sẽ làm được. Việc lặp lại những thông điệp tích cực đó sẽ giúp bạn luôn duy trì được những trạng thái cân bằng cho chính bản thân mình.

c. Thử thách ý nghĩ tích cực

Mỗi khi có một ý nghĩ tiêu cực chúng ta có quyền lựa chọn cách phản hồi. Theo phản xạ tự nhiên chúng ta thường ghi nhớ rất rõ về những điều bất lợi, tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực, khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn so với thực tế. Để sửa đổi, ạn hãy nhìn những suy nghĩ tiêu cực và thay đổi chúng theo chiều hướng tích cực. Ví như trên con đường khởi nghiệp bạn gặp rất nhiều khó khăn bạn có thể suy nghĩ rằng mình bất tài. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ theo chiều hướng đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và năng lượng làm việc của chính mình. Vì vậy bạn có thể chuyển hóa suy nghĩ trên thành suy nghĩ tích cực như sau: “Mình đã làm việc cố gắng hết sức mình. Tuy nhiên, do mình chưa nắm vững về thị hiếu và quy luật thị trường. Mình chỉ cần cố gắng hết sức chắc chắn sẽ thành công”.  Việc suy nghĩ tích cực không phải là việc dễ dàng và dễ rèn luyện tuy nhiên nếu cố gắng chắc chắn bạn sẽ thành công.

Chúc bạn sẽ luôn có những năng lượng tuyệt vời để tràn ngập năng lượng và chuyển hóa, quản trị được mọi suy nghĩ của bản thân.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good