Back To Top

banner im good

photo 1518842023089 50e9ac314ad1Chuyển tiếp từ giai đoạn mầm non lên tiểu học, con sẽ cảm thấy lạ lẫm với cách học có phần nghiêm túc và cứng nhắc hơn. Đặc biệt, môn logic như Toán học có thể sẽ làm con cảm thấy khô khan, khó tiếp thu. Vì vậy, cha mẹ hãy lựa chọn các phương pháp phù hợp để dạy con, giúp con cảm nhận môn Toán là môn học thú vị, hấp dẫn và hỗ trợ quá trình phát triển trí tuệ của con.

Vậy làm thế nào để dạy con học toán lớp 1 đạt hiệu quả cao nhấ? hoàn toàn có thể. Một số cách dạy con học toán lớp 1 dưới đây có thể là những gợi ý thú vị cho cha mẹ và con cùng tham gia.

1. Cách tạo tâm lý cho con khi học toán

– Thương xuyên kẻ chuyện, những câu chuyện vui, những câu chuyện nói về tuổi thơ của ông bố bà mẹ sẽ một phần nào đó tạo động lực cho con trẻ học Toán

– Bày tỏ ra sự thông cảm với con cái, cố gắng nói năng nhỏ nhẹ không nên quát cấu với con, thường xuyên đưa ra những câu hỏi kích thích sự tò mò cho con trẻ. Hãy thường xuyên sử dựng những câu như là. Mẹ nghĩ rằng là, Theo mẹ thì là….

– Nếu lỡ gặp những bài toán mà quá sức đối với con chúng ta, mình không nên đi vào vấn đề ngay , nhưng hãy đi vòng có nghĩa là chúng ta bắt đầu một câu chuyện nào đó thực tế liên quan đến bài toán, rồi sau đó hãy tiến hành giảng giải bài toán theo ví dụ thực tế mà bạn đưa ra.

– Cố gắng kiềm chế bản thân của người làm cha , làm mẹ, không quát mắng con trẻ khi làm sai một bài toán không khó , mà đưa ra nhưng câu nói để con có thể động lực giải những bài toán tiếp theo.

2. Cách dạy toán lớp 1 cho con

Mua nhiều sách học Toán hay bảng tính không phải là cách để con tiếp thu Toán học một cách tự nhiên và hiệu quả. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho con tiếp cận và khám phá toán học bằng cách tham gia các hoạt động vui chơi để phát triển nền tảng vững chắc trong việc hiểu bản chất Toán học nhé.

Đếm là điều căn bản và quan trọng trong việc học Toán. Cùng với học đếm, trẻ cần hiểu biết cơ bản về một số khái niệm như một số, một cặp, tổng số hay sự bất biến. Nhũng hoạt động sau có thể giúp trẻ hiểu được những điều trên:

- Đếm đồ vật trong ngữ cảnh hàng ngày

Đố con đếm số cúc trên áo, số quả cam mà con giúp bạn bỏ vào giỏ hàng ở siêu thị, số lượng dĩa cần đặt lên bàn, số bậc cầu thang... Hãy cho con đếm số lượng nhỏ trước (không quá 5) rồi dần dần nâng lên khi con sẵn sàng cho thử thách.

- Đặt đồ vật nhỏ thành hàng

Lấy một số đồng xu và để con bạn đếm. Sau khi đếm, hãy xếp chúng thành vòng tròn rồi tách những đồng xu ra và lại xếp thành hàng ngang. Lúc này, hãy yêu cầu con đếm lại một lần nữa và có thể xếp thành nhiều kiểu để con đếm đi đếm lại. Khi con có thể tự động trả lời tổng số đồng xu mà không cần đếm, con đã hiểu được sự bất biến của một số.

- Tìm đồ vật thường đi cùng nhau

Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc hiểu khái niệm về một cặp hay sự tương ứng một - một, hãy tìm những đồ vật thường đi cùng nhau và yêu cầu con ghép lại, ví dụ thìa và dĩa, bát và đĩa. Con sẽ đếm được từng cặp đồ vật và hiểu rằng mỗi cặp chứa những số giống nhau.

- Chơi board game (trò chơi cờ bàn) liên quan đến đếm

Board game là thể loại trò chơi gồm hai hoặc nhiều người tương tác trực tiếp với nhau thông qua một bàn cờ, thường sử dụng vật dụng đi kèm như lá bài, quân cờ hoặc xúc xắc để hỗ trợ cuộc chơi.

Một trò board game phổ biến là cờ cá ngựa. Chơi cá ngựa giúp trẻ nhận ra số trên xúc xắc và số lần di chuyển. Khi con thành thạo, bạn có thể hướng dẫn chúng chơi những trò khác phức tạp hơn, liên quan đến hai con xúc xắc hoặc nhiều thẻ bài.

- Hiểu biết về hình học và không gian

Trẻ em có thể phát triển hiểu biết cơ bản về hình học và không gian bằng cách chơi với các đồ chơi hình khối hoặc bằng những hoạt động đơn giản sau:

- Xác định hình dạng đồ vật trong nhà

Hãy rủ con chơi trò đoán hình dạng đồ vật trong nhà, chẳng hạn hình cửa sổ, công tắc bóng đèn hay đồng hồ; hoặc ngược lại, tìm những đồ vật có hình tròn, hình vuông... Bạn hãy yêu cầu con giải thích cách phân biệt từng hình dạng theo đặc tính xác định của chúng (ví dụ hình tam giác có ba cạnh) và đặc tính không xác định (ví dụ vị trí và kích thước của hình tam giác).

- Nói về vị trí hình ảnh trong sách

Khi đọc một cuốn truyện, hãy sử dụng ngôn ngữ liên quan không gian để nói về vị trí của hình ảnh. Bạn nên đặt câu hỏi như mặt trăng ở đâu, có phải ở trên cây không, có phải ở dưới gốc cây không, hoặc đặt những câu hỏi về kích thước tham chiếu như con hà mã có to hơn con khỉ, con vật nào lớn hơn, con nào nhỏ hơn?

- Tạo một bản đồ về nhà của bạn

Để con hiểu về không gian nhiều hơn, bạn có thể giúp con lập một bản đồ phòng ngủ hay sân sau. Khi tạo bản đồ, hãy hỏi con vị trí của đồ nội thất với cửa sổ như thế nào, cái cây có gần với khóm hoa không?

- Đo lường

Đo lường bao gồm chiều dài, chiều cao, cân nặng, kích thước, số lượng và được thực hiện bằng nhiều công cụ. Bạn có thể giúp con hiểu về các khái niệm đo lường bằng các hoạt động như:

- Đo lường trong khi nấu nướng

Hãy dùng bột hoặc nước đổ đầy các cốc đo rồi dùng thìa trích xuất một phần ra để giới thiệu cho con khái niệm về số nguyên và phân số. Bạn nên đặt những câu hỏi như con có thể đổ đầy nửa cốc không, con có thể lấy đầy một thìa cà phê không...

- Đoán trọng lượng đồ ở siêu thị

Khi tới siêu thị hay cửa hàng tạp hóa, hãy chọn hai vật phẩm, các loại củ, quả và hỏi con những câu so sánh trọng lượng giữa chúng, ví dụ hộp bánh quy hay gói soup nặng hơn, quả táo hay quả dưa hấu nhẹ hơn, từ đó con sẽ hiểu khái niệm về nặng và nhẹ.

- So sánh kích thước bàn chân

Đặt bàn chân của bạn bên cạnh bàn chân của con và hỏi cái nào dài hơn, lớn hơn. Bạn có thể dùng thước hoặc tay để đo và giúp con phân biệt giữa dài và ngắn, giữa lớn và nhỏ.

Hi vọng những chia sẻ trên phần nào đó sẽ giúp các cha mẹ cải thiện phương pháp dạy con học toán để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, với mỗi con sẽ có một tư duy khác nhau, vì vậy các cha mẹ cần tìm ra những phương pháp phù hợp nhất cho con mình nhé. Chúc cha mẹ thành công! 

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good