Back To Top

banner im good

Theo các nhà khoa học, trẻ em lớn lên cùng với sự phát triển logic của toán học, theo đó, trước khi hiểu được 1+2 có nghĩa là gì thì trẻ đã và đang hình thành những ý tưởng là nền móng cho việc học toán sau này.

Vì vậy ngay từ khi con còn nhỏ, việc bố mẹ để con tiếp xúc với nền tảng toán học là việc rất cần thiết để con học giỏi toán sau này. Mời các quý phụ huynh tham khảo bài viết sau đây.

1. Học cách tập đếm số

Kể cả với những trẻ từ 3-4 tuổi, bố mẹ có thể dạy cho con học đếm các đồ vật từ 1-20, phân biệt và so sánh số lượng đồ vật nhỏ hơn và số lượng đồ vật lớn hơn. Khi thực hiện điều này thường xuyên, con sẽ dễ dàng phân biệt, ít mắc lỗi và cho đến khi học lớp 1 trẻ có thể đếm tới 100 và sự hiểu biết về sự tương ứng cũng từ đó được củng cố.

2. Nhận biết và phân biệt các con số

Trẻ càng lớn càng được tiếp xúc nhiều hơn với các con số, con cũng từ đó dần phát triển và hiểu con số nghĩa là gì, ta sử dụng số như thế nào, và các con số có mối quan hệ gì với nhau. Đây là quá trình được củng cố trong suốt những năm tiểu học, lớn hơn là trung học cơ sở, trung học phổ thông… Việc bố mẹ hướng dẫn con tính toán trực diện hoặc tính nhẩm để rèn luyện cho con sự linh hoạt khi tiếp xúc với toán học.

Phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ từ nhỏ

 

3. Sắp xếp liên kết chuỗi

Ngoài việc tiếp xúc đơn thuần với các con số, bố mẹ có thể cho con tiếp xúc với sự liên kết chuỗi, sự hình thành theo một trật tự nào đó, khi con các vật được sắp xếp theo trình tự được lặp lại, các vật đó tạo ra khuôn mẫu, đây là một kỹ năng quan trọng mà trẻ sẽ cần để giải quyết một số vấn đề toán học sau này.

4. Sự so sánh

Ban đầu bố mẹ có thể dạy cho con học cách so sánh các đồ vật quen thuộc để con học cách tìm ra điểm chung và điểm khác nhau giữa các đồ vật đó. Qua sự so sánh này, con cũng sẽ dần tăng vốn từ vựng của mình, việc bé cố gắng diễn đạt một điều gì đó khiến vốn từ vựng của con tăng lên.   

5. Học cách phân loại

Việc cho con học so sánh cũng là nền tảng quan trọng giúp con tăng khả năng phân loại của trẻ. Khả năng phân loại sẽ ngày càng tốt hơn, đặc biệt khi đồ vật giống nhau hay khác nhau, cùng kích thước, màu sắc, độ dài, hoặc hình dạng. Tùy vào độ tuổi của con mà bố mẹ có thể đưa ra những bài tập phân loại phù hợp, trẻ nhỏ hơn thì thường phân loại đồ vật bởi 1 đặc tính trong khi trẻ lớn hơn có thể phân loại theo nhiều đặc tính.

6. Hình học không gian

Nghe đến cụm từ “Hình học không gian” bố mẹ có thể nghĩ rằng nó quá sức với con, tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, hình học không gian chỉ đơn thuần cách con hình dung về sự sắp xếp các loại hình dạng hình học có quanh trẻ và giải thích mối quan hệ của đồ vật trong môi trường.

7. Học cách đo lường

Bạn có thể dạy cho con cách đo lường cơ bản khi sử dụng các đồ vật. Việc đo lường không thể bó hẹp ở việc sử dụng thước, mà còn rộng hơn ở việc phân loại đồ vật dựa trên cân nặng (nặng/nhẹ), khả năng chứa (ít/nhiều), và độ dài (ngắn/dài).

Dạy toán cho trẻ từ khi còn nhỏ

 

8. Ý niệm về giờ giấc

Dù còn nhỏ, con cũng nên được làm quen với ý niệm về thời gian, bạn nên dạy cho con cách xem đồng hồ, cách phân biệt khái niệm thời gian 5 phút với khái niệm thời gian sáng, trưa, chiều, tối và các từ biểu đạt thời gian như trước, sau, tiếp theo.

9. Khả năng giải quyết vấn đề

Dù con con nhỏ, bố mẹ vẫn nên dạy con cách giải quyết các vấn đề đơn giản, những bài toán chia kẹo, chia bánh hoàn toàn có thể áp dụng đối với trẻ, con có thể dùng kỹ năng đếm và nhóm để chia đều kẹo/bánh. Đây hoàn toàn là những bài đơn giản để bố mẹ kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của con. Đây là cách bố mẹ tập cho con phản ứng nhanh với các tình huống ngay từ nhỏ

Tất cả những khái niệm này cực kỳ cần thiết khi trẻ tiếp xúc với những khái niệm toán phức tạp hơn. Đây là khái niệm nền tảng cho việc học của con sau này. Việc cho con làm quen với những khái niệm từ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ dàng trong việc học toán khi lớn hơn nữa.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good