Back To Top

banner im good

soha 1 1484126878562Nghị luận xã hội là dạng bài tuy không chiếm điểm số cao nhưng lại chính là bài phân loại học sinh. Vì thông qua bài viết học sinh có thể nêu ra những quan điểm, ý kiến của chính mình về một tư tưởng, đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn chưa có một định hướng hay cách thức cho dạng bài này.

Xem thêm:

Vậy bí quyết đạt điểm cao bài văn nghị luân xã hội là gì?

1. Phân loại dạng bài

Dạng đề nghị luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính là nghị luận về một tư tưởng, đạo lýnghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết.

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Thông thường dạng đề này thường đề cập tới những vấn đề liên quan tới đạo đức làm người, quan niệm về một lối sống, một ý kiến bàn về quan điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc (Tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, sống đẹp, nhân nghĩa trong đạo làm người…).

Việc xác định đề là điều kiện quan trọng để giúp bạn hình dung được toàn bộ hướng đi của bài viết, tránh được lỗi sai làm lạc đề thường mắc phải của nhiều bạn học sinh khi làm. Dấu hiệu để nhận dạng nhất của loại đề này đó là nó thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học… Các bạn cần nhanh ý nhận ra những điểm khác biệt này để có thể xác định đúng dạng bài cần làm.

- Nghị luận về một hiện tượng xã hội

Đối với dạng đề này bạn cũng không cần quá lo lắng, dạng đề này khá phổ biến và nó cũng được đề cập tới nhiều trong cuộc sống hằng ngày như: gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, thanh niên và quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng…Có thể nói đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận trong những mùa thi. Để làm được dạng bài này đạt kết quả cao, nó đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về thực tế xã hội, như vậy, bài văn viết ra sẽ chân thật, có sức lôi cuốn thực tế.

2. Đảm bảo bố cục rõ ràng

Dù là bài văn thuộc dạng nào thì chúng ta cũng phải chia bố cục rõ ràng, đây không chỉ là vấn đề về hình thức mà nó còn là vấn đề về nội dung. Một bài văn với bố cục rõ ràng chứng tỏ người viết có tư duy logic và giúp bài văn mạch lạc, đồng thời đảm bảo được đầy đủ các phần của một bài văn như: dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

3. Cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân về vấn đề

Như đã nói về mục đích của hai dạng bài ở trên, nghị luận xã hội chính là cơ hội để học sinh thể hiện quan điểm của mình. Vì vậy, bài văn nào có càng nhiều những góc nhìn đa chiều về vấn đề kèm những dẫn chứng thuyết phục thì càng được điểm cao. Để có thể làm tốt phần này và tránh có những cái nhìn sai lệch về vấn đề được nghị luận thì học sinh cần tham khảo thật nhiều thông tin qua sách, báo, tivi, internet để lấy tư liệu làm nhé!

Cách thức làm bài văn nghị luận xã hội cụ thể như sau:

- Nghị luận về tư tưởng, đạo lý

Đầu tiên, học sinh cần dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận cũng như mở ra hướng giải quyết vấn đề ở mở bài. Trong thân bài, hãy cắt nghĩa các từ khóa rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. Sau đó, tập trung vào bàn luận tư tưởng, đạo lí đó như mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc, toàn diện, đầy đủ… Đồng thời, cũng cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để chứng minh quan điểm của mình. Tiếp theo, rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống. Kết bài, học sinh nên đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Giống với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, mở bài về một hiện tượng đời sống cần nêu được hiện tượng cần bàn luận và hướng giải quyết. Phần thân bài, học sinh giải thích hiện tượng đời sống, nêu các biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế cuộc sống xã hội, lí giải nguyên nhân và đánh giá hiện tượng… Rút ra bài học về nhận thức và hành động cũng là một ý rất quan trọng, không thể thiếu của thân bài. Cuối cùng, đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận ở kết bài.

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

 
 

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good