Back To Top

banner im good

cach hay day be hoc danh vanĐã bao giờ bạn tự hỏi đánh vần tiếng việt dễ hay khó không? Việc học đánh vần có cần thiết hay không? Có những cách nào giúp việc học đánh vần trở nên dễ dàng hơn với bé không? Hãy cùng tham khảo một số những chia sẻ sau đây biết đâu lại có thể giúp bé thích học đánh vần hơn và biết đâu môn tiếng việt lại là môn hoc  bé yêu thích.

Lứa tuổi các bé từ 5 đến 7 tuổi vẫn còn rất ham chơi, ham vui, thậm chí có những con việc ngồi vào bàn học là rất khó khăn đừng nói gì đến việc tập đọc, tập đánh vần. Do vậy để dạy con cách con đánh vần nhanh và hiệu quả thì có một số vấn đề cần quan tâm như sau:

Làm quen với bảng chữ cái:

Từ khi các bé còn rất nhỏ từ 13 đến 2 tuổi là giai đoạn bé đang bi bô tập nói, vốn ngôn ngữ của bé cũng đang trong giai đoạn phát triển tốt nhất, bé lĩnh hội được nhiều từ vựng nhất, học hỏi được lượng kiến thức nhiều đến 60 thậm chí 80% kiến thức của cả cuộc đời bé. Do vậy, việc các bé ham thích được khám phá là cơ hội tốt để bố mẹ bổ sung thêm trong ngân hàng kiến thức của con rất nhiều điều bổ ích.

bang chu cai

Tuy nhiên vấn đề ở đây là khi bé lớn hơn 1 chút, ngoài việc bé đã nói sõi, rõ từ, vốn từ vựng cũng phong phú hơn thì nhu cầu giao tiếp của bé cũng tăng lên, đòi hỏi không chỉ nói mà còn phải biết đọc, biết viết. Do vậy việc học chữ của bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng, đau đầu.

Đối với các bé ngay từ khi còn nhỏ nên cho tiếp cận với các chữ cái trong bảng chữ cái để dần dần kích thích bé, tạo nguồn cảm hứng được khám phá, được tìm hiểu của bé. Các bố mẹ có thể kết hợp cùng với các hình ảnh để kích thích khả năng ham học hỏi và kích thích trí não bé, bé thích được làm người giảng dạy nên cho con cần tiếp cận dần với bảng chữ cái và một số những từ thông dụng bé hay sử dụng hằng ngày như: bà, mẹ, bố, tên bé…để bé làm quen dần

Dạy bé những từ đơn giản, gần gũi nhất với bé

Bình thường mẹ nên dạy bé những từ ngữ đơn giản, gần gũi hằng ngày với bé để bé hiểu được rằng tiếng việt rất gần gũi, dễ đọc, thậm chí rất đơn giản. Mẹ có thể dạy bé mọi lúc mọi nơi, ở nhà, ở trường bé, có thể là trên đường đi học, nơi công cộng hay kể cả lúc bé chuẩn bị đi ngủ bằng những từ ngữ gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bé như: cái bàn, cái ghế, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, cái gối, con mèo, con chó…

tu ngu gan gui

Những từ gần gũi sẽ khiến bé dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ hơn những từ xa lạ, khoa học, thậm chí là không thông dụng với bé.

Với những từ khó phát âm hoặc âm dài như: nghĩ, quạt, quyên...nếu bé mãi chưa phát âm được mẹ đừng quá nông nóng, thúc giục hay quát mắng bé, bé sẽ cảm thấy chán nản, buồn rầu và không muốn học nữa, bởi bé nghĩ đơn giản là nó quá khó với bé. Như vậy bố mẹ sẽ rất khó khăn để tiếp tục khơi gợi niềm thích thú học tập của bé.

Dùng hình ảnh, màu sắc để kích thích bé

Trẻ con thường rất khó tập trung và có nguồn cảm hứng học tập lâu dài vì vậy các hình ảnh sinh động, các vật dụng đầy màu sắc không chỉ kích thích não bộ bé, khả năng sang tạo và học hỏi của bé mà con tạo sự thu hút đối với mẹ, khiến bé muốn được học tập, được khám phá và chime nghiệm nó.

tu ngu nhieu mau sac

Mẹ có thể mua cho bé những thẻ chữ cái, những dấu câu bằng nam châm hoặc những hình dán ngộ nghĩnh cho bé dán lên tủ, lên tường, lên bảng…bất cứ lúc nào bé cũng có thể nhìn thấy chúng và mỗi khi bé ở gần những tấm thẻ, những chữ cái ấy mẹ có thể hỏi bé: đố con đây là chữ gì? …sẽ không khó để bé trả lời và ghi nhớ các thông tin cũng như các mặt chữ một cách rất đơn giản thay vì mẹ gào thét, quát mắng thúc giục, để trẻ học mà như tra tấn, học trong giàn nước mắt dàn dụa, trong ấm ức mà chỉ cảm nhận được rằng tại cái chữ đó mà mình bị mẹ mắng, mình ghét học…

Việc kích thích bé bằng thị giác và xúc giác là rất hiệu quả đối với con trẻ hiện nay, việc được cầm nắm, giơ lên ngắm nghía, ghép chúng lại không khác gì trò chơi với bé. Vậy việc học có gì là khó khăn đâu nhỉ?

Mỗi ngày học một ít, tăng dần cấp độ

Bé mới làm quen với chữ cái mà phụ huynh quá vội vàng sẽ là một áp lực rất lớn với bé. Do vậy việc chọn thời điểm học trong ngày, thời lượng học mỗi ngày, độ khó của bài học… là điều hết sức quan trọng.

tang dan

+ Thời điểm học:

Các bố mẹ nên chọn cho con thời điểm học vào lúc sáng  khoảng từ 9h đến 10h là khoảng thời gian thích hợp nhất cho bé. Bé hoàn toàn tỉnh ngủ sau giấc ngủ sáng, ăn sáng và đã sẵn sang cho việc học. Theo nghiên cứu khoa học thì thời gian này cũng là thời điểm vàng cho sự ghi nhớ và tập trung học tập. Bố mẹ hãy ghi nhớ mốc thời gian quan trọng này để giúp bé học tốt hơn nhé.

+ Thời lượng học:

 Các bé chỉ học đánh vần 30 phút/ buổi sau đó bố mẹ sẽ cho bé nghỉ giải lao 5 phút rồi tiếp tục học môn học khác như toán, vẽ… để bé tiếp thu được lượng kiến thức tốt nhất có thể. Bố mẹ hãy chia nhỏ thời gian học của con bởi trẻ thường ham chơi, hiếu động, việc tập trung ngồi đánh vần với toàn những chữ cái quá lâu sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên việc học đánh vần cần kiên trì và lâu dài, do vậy mỗi ngày học 1 ít những rèn luyện thường xuyên sẽ khiến trẻ khắc sâu ghi nhớ, mỗi bài học có mối liên quan đến nhau để trẻ có sự liên hệ, ghi nhớ sâu hơn.

+ Độ khó của bài học:

Bố mẹ hãy cho trẻ học từ dễ đến khó, đánh vần từ những chữ đơn giản, gần gũi nhất …khi bé đã thành thạo thì sẽ tăng dần độ khó, độ phức tạp để rèn luyện cho trẻ khả năng tìm tòi, khám phá cái mới, mỗi bài học với 1 phương pháp, một cách tiếp cận mới sẽ khiến trẻ thích thú hơn.

Khen ngợi bé mỗi khi bé đánh vần chính xác một từ nào đó

Trẻ con rất thích được khen ngợi, được động viên khích lệ. Do vậy nếu mỗi lần trẻ đánh vần đúng 1 từ nào đó khó hơn bình thường, bố hoặc mẹ đừng tiếc những lời ca tụng bé, động viện bé để bé thấy hứng thú hơn, thấy mình thật tuyệt vời, sẽ kích thích tính hiếu chiến hiếu thắng trong bé, để bé thể hiện bản thân nhiều hơn. Thậm chí khi được khen ngợi có những bé còn tự học, tự đọc để được bố mẹ khen thật nhiều.

Khen ngoi be

Tuy nhiên việc có thưởng cho bé lại là điều khiến trẻ trở nên đòi hỏi hơn, có tư tưởng ích kỷ hơn và việc học của bé giờ không còn là sở thích hay trách nhiệm của bé nữa mà là học có mục đích để được thưởng. Do vậy phụ huynh chỉ khích lệ, động viên, nhất định không thưởng bé, để bé hiểu rằng việc học là của bém không phải là của bố mẹ, học cho bé chứ không học cho bố mẹ.

Luyện tập thường xuyên mỗi ngày

Cứ mỗi ngày bé lại học lượng kiến thức nhiều hơn, học tiếng việt cũng như học tiếng anh, nếu không được rèn luyện thường xuyên, không được áp dụng mỗi ngày sẽ khiến trẻ nhanh quên và thậm chí có thể như mới. Nên việc rèn luyện kiến thức mỗi ngày là điều rất cần thiết và quan trọng đối với bé.

Có thể các mẹ sẽ nghĩ trí nhớ của trẻ con ngắn, tuy nhiên không phải vaayjm cái gì cũng vậy, lâu lâu không được nhắc đến cũng sẽ quên, nếu không thực hành thù lại càng nhanh quên, đây chính là lý do vì sao các mẹ hay than thở với nhau rằng con mình học trước quên sau.

Điều quan trọng là bố mẹ hãy áp dụng cách học thích hợp cho con, học bằng hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ dạy lại cho mẹ hoặc cho em, việc trẻ dạy lại cho người khác sẽ khiến trẻ ghi nhớ rất lâu.

Trên đây là một số cách bố mẹ có thể áp dụng với con để việc học đánh vần của con trở nên đơn giản, dễ dàng với bé. Bé không chỉ thích học mà còn rất hứng thú với mỗi giờ học đánh vần đấy. Còn gì vui hơn khi bé sẽ  trở thành cô giáo, thầy giáo để dạy  cho bố mẹ đánh vần, phát âm chuẩn nào?

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good