Back To Top

banner im good

co nen cho tre hoc tieng anh somMôn Văn thường bị coi là một trong những môn “khó nhằn” đối với nhiều học sinh, đặc biệt là các bạn trai. Rất nhiều bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi thầy cô yêu cầu viết một bài văn miêu tả, tự sự hay biểu cảm…

Tuy nhiên, môn văn lại là một môn bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học, phổ thông hoặc các cuộc thi quan trọng. Vậy làm thế nào để có thể giúp con học giỏi Văn và cảm thấy thích thú, đam mê với môn học này? Các cha mẹ hãy tham khảo bài viết sau và ứng dụng nhé!

1. Hiểu bản chất môn Văn và xây dựng sự yêu thích cho văn

Bản chất của môn văn không phải là việc học thuộc. Nếu bạn tin rằng văn là một mớ học thuộc nhàm chán, thì chắc chắn rằng bạn sẽ rất khó có thể cầm quyển sách văn lên tay. Bản chất môn Văn là để phát triển khả năng về ngôn từ, diễn đạt, khả năng cảm nhận, thấu hiểu, phân tích, đánh giá, Học văn sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy ngôn ngữ. Tác phẩm văn học, đó là sự sáng tạo nghệ thuật, do vậy nếu bạn đứng ở góc độ là một người khám phá khi học văn, mọi thứ sẽ khác. Và khi sự khám phá được tích lũy thành vốn, bạn sẽ rèn được phản xạ với môn Văn.

2. Cho con đọc truyện, sách báo thường xuyên

Đọc sách báo sẽ giúp con có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt, đồng thời tăng năng lực tình cảm và sự cảm thụ cho con, tăng khả năng diễn đạt để có vốn từ phong phú và sâu sắc hơn giúp con thêm tự tin khi giao tiếp và tư duy cũng được nhạy bén hơn. Vì vậy, cha mẹ hãy rèn luyện cho con thói quen đọc sách mỗi ngày, cùng con phản xạ các nội dung đọc được, đồng thời tóm tắt bằng sơ đồ tư duy và nói lại về những nội dung con đã đọc được nhé. Đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi con bạn đang thi hay kiểm tra. Cha mẹ hãy lưu ý rằng Không phải cứ cầm cuốn sách lên, chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ một là được. Đó là một cách học vô cùng thụ động, khiến con càng thêm khó tiếp thu và tâm lý càng chán nản.

3. Cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn

Học từ thực tế là phương pháp học nhanh và hiệu quả nhất. Khi được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được trải nghiệm nhiều, vốn sống cũng như vốn hiểu biết của con về xung quanh sẽ được cải thiện và nâng cao. Khi có một vấn đề đưa ra con sẽ biết vận dụng để kể, miêu tả, nghị luận,… và thể hiện khả năng cảm thụ của mình. Do vậy, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con được ra ngoài và trải nghiệm nhiều nhất có thể nhé.

4. Thói quen chuẩn bị bài

Nhiều trẻ nói rằng con rất ghét soạn văn bởi vì soạn văn rất mất thời gian, đây là một việc vô bổ và chúng chỉ làm để chống đối thôi.Tuy nhiên, vô tình thói quen mà có thể nhiều trẻ chưa thích ấy, nó lại có ích cho con bạn. Khi soạn văn, con bạn sẽ được khám phá tác phẩm một lần. Khi đến lớp, thầy cô dạy, con bạn có lần thứ hai khám phá lại nó. Lúc làm bài kiểm tra, đề vào bài đó, bạn có lần thứ ba, và đi thi, đó là lần thứ tư. Những học sinh giỏi đa phần là được luyện rất nhiều, vì thế mà họ rất nhớ, cũng như càng luyện nhiều viết lại càng hay. Còn những học sinh soạn văn qua loa, thậm chí là chép để học tốt cho có đủ bài, thì khi đó họ chưa tìm hiểu đủ sâu về tác phẩm. Việc nghe giảng trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Như thế khi làm bài kiểm tra, con bạn sẽ khó mà đạt kết quả tốt nhất. Vì vậy, cha mẹ hãy rèn cho con thói quen chuẩn bị bài trước khi tới lớp nhé.

5. Hình thành thói quen ghi nhật ký cho con

Một bí quyết khác để giúp con học giỏi văn đó là hình thành thói quen ghi nhật ký cho con. Để nâng cao khả năng viết hàng ngày, cha mẹ có thể tập cho con thói quen viết nhật ký mỗi ngày. Với cuốn nhật ký của riêng mình, con có thể thỏa sức ghi chép và sáng tạo, thể hiện suy nghĩ của bản thân với các sự kiện diễn ra mỗi ngày. Cách này sẽ giúp rèn luyện óc sáng tạo và tư duy suy nghĩ độc lập cho trẻ.

6. Không phụ thuộc vào sách tham khảo

Sách tham khảo có thể cho con bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Văn học chính môn học để con được sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó. Một cách khác để bạn có thể hướng dẫn con đó là: hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp con bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng quan trọng là con bạn nên tiếp thu được thêm nhiều ý tưởng khi dùng sách tham khảo, thay vì bị phụ thuộc vào nó.

Đừng ngại khuyến khích trẻ viết ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của trẻ cũng như lo lắng không đúng theo sách cha mẹ nhé.

7. Hãy học với tâm trạng thoải mái

Điều cuối cùng tuy đơn giản nhưng rất cần thiết. Hãy nhớ việc học Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng nhồi ép, bắt buộc trẻ để chúng cảm thấy sợ hãi, chán ngắt khi học môn văn. Hãy giúp trẻ học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự để trẻ cảm thấy việc học Văn không hề khó khăn một chút nào.                                                                                                                        

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good