Back To Top

banner im good

ren luyen tri nhoCha mẹ nào cũng mong muốn tìm hiểu phương pháp giáo dục phù hợp cho con, giúp con mở ra cánh cửa trí tuệ, thông minh, hiểu biết để con thành công trên đường đời. Ngay từ nhỏ trẻ đã có một trí nhớ rất tốt. Trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, trẻ có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh rất nhanh. Để bồi dưỡng và giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, cha mẹ cần có phương pháp khoa học và hợp lý, nếu không trẻ rất đánh mất cơ hội rèn luyện trí nhớ tuyệt vời của mình.

Một số phương pháp rèn luyện trí nhớ cho trẻ.

1.Rèn luyện tâm tí tiếp nhận, học hỏi:

Khả năng tiếp nhận thông tin ở mỗi trẻ em không giống nhau, thường trong 3 năm đầu đời trẻ sẽ tiếp nhận thông tin một cách vô thức. Tuy nhiên nếu cha mẹ rèn luyện cho con thói quen trẻ có thể chuyển dần sang trạng thái  tiếp nhận thông tin có ý thức. Trẻ dùng tâm trí để tìm hiểu, khám phá, học hỏi từ môi trường xung quanh nên khả năng ghi nhớ được cải thiện hơn nhiều. Nhờ đó trẻ có điều kiện trải nghiệm vô cung thú vị và ngày càng hứng thú hơn trong học tập.

2.Rèn luyện trí nhớ qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng :

Cách tốt nhất để nhớ điều gì là nghĩ về điều đó như một hình ảnh rồi kết nối nội dung đó với đều trẻ đã biết. Có như vậy, trẻ sẽ phát triển hơn về trí tưởng tượng, tăng cường được khả năng tư duy logic và trí nhớ để ứng dụng trong bài học. Cha mẹ có thể cho trẻ tập luyện khả năng ghi nhớ qua việc quan sát và diễn tả lại chi tiết các sự vật, hiện tượng trẻ đã nhận biết được hằng ngày. Cha mẹ cần cho trẻ độc lập khám phá, nâng cao năng lực ghi nhớ, tiếp thu kiến thức trên nhiều phương diện để trẻ có thể học tập và trưởng thành một cách nhanh chóng.

3.Thực hành nhiều để tăng cường trí nhớ:

Khi có hứng thú trong học tập trẻ sẽ ghi nhớ rất nhanh. Do đó cha mẹ cần cho trẻ thời gian để rèn luyện thực hành thường xuyên những thông tin trẻ đã nắm bắt được. Chúng ta nên tránh làm phiền khi trẻ đang tập trung chú ý bởi việc rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung ghi nhớ rất quan trọng. Sau khi trẻ đã tiếp nhận được kiến thức mới, cha mẹ cần duy trì cho trẻ thực hành đều đặn đến khi trẻ đã vận hành được thành thục rồi mới chuyển sang nội dung mới. có lòng tự trọng rất cao.

Những đứa trẻ thích được thực hành sẽ tự lặp đi lặp lại những điều chúng đã biết, thích được yên tĩnh, thích làm việc hơn vui chơi và sẽ cảm thấy thỏa mãn với công việc mình làm mà không cần phần thưởng. Trẻ chọn cách thức tự học sẽ có tính kỷ luật mang tính tự phát, có lòng tự trọng rất cao. Vì vậy, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển và trải nghiệm nhiều hơn nữa để giúp trẻ luôn chủ động phát triển và hoàn thiện bản thân.

Chúc các bậc cha mẹ sẽ thành công và tìm hiểu được nhiều phương pháp phù hợp và ứng dụng hiệu quả với trẻ !

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good