Back To Top

banner im good

so do tu duyHiện nay,thời buổi khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện rất nhiều những cách học nhanh và hiệu quả không ngờ.Việc học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa, những câu chuyện dài không còn là vấn đề nếu học sinh áp dụng những cách học sơ đồ hóa, biến những trang sách dài miên man, vô tận kia thành những sơ đồ tư duy với những hình ảnh và màu sắc bắt mắt. Việc lập sơ đồ tư duy không chỉ giúp kích thích trí não phát huy khả năng ghi nhớ mà còn giúp cho học sinh thích thú với việc học hơn. Việc học trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.Có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính, vẽ trực tiếp trên giấy hoặc cắt dán các hình ảnh.

Thực tế thì việc vẽ sơ đồ tư duy không hề khó như chúng ta vẫn nghĩ, vậy có những cách gì để giúp cho việc vẽ sơ đồ tư duy trở nên hiệu quả và nhanh gọn nhất? Trong bài viết này tôi xin được chia sẻ về cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, các bạn hãy tham khảo nhé.

Cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy

Chuẩn bị

Giấy, bút màu (càng nhiều màu càng tốt), các hình ảnh, hình vẽ minh họa (nếu có)

Chọn ý tưởng cho chủ đề

Chúng ta có thể nghiên cứu để tìm ý tưởng cho chủ đề của sơ đồ tư duy và tiến hành vẽ chủ đề chính ra giữa trang giấy. Những gợi ý cho bạn là nếu bạn không có hoa tay và không muốn cầu kỳ thì chỉ cần đơn giản là khoan vòng tròn, hình vuông…viết chủ đề vào chính giữa. Nếu bạn muốn kích thích não bộ bằng những hình ảnh ngộ  nghĩnh bắt mắt thì có thể dán tranh chủ đề vào giữa tờ giấy hoặc có thể vẽ nhân vật chính vào giữa bức tranh (tùy sở thích).

lay y tuong

Lưu ý là chủ đề chính cần nổi bật giữa bức tranh, có thể tô màu rõ, không nên viết quá nhiều chữ vào giữa chủ đề chính, không nên dán tranh, tô màu tranh quá to so với khổ giấy. Bởi nguyên tắc của sơ đồ tư duy là còn các nhánh chính, nhánh phụ. Do vậy việc cân đối giữa chủ đề chính với khổ giấy là điều hết sức quan trọng của sơ đồ tư duy.

Vẽ các ý chính.

Các ý chính được triển khai từ nội dung chủ đề trung tâm. Lời khuyên là chúng ta nên thiết kế các nhánh chính này theo đường vòng cung, uốn lượn hoặc ngoặc chứ không nên kẻ đường thẳng, bởi việc uốn cong và viết chữ dưới những đường cong cũng sẽ kích thích sự ghi nhớ của não bộ hơn là những đường thẳng. Ta có thể tưởng tượng như chúng ta đang vẽ những nhánh cây, chúng ta sẽ có những suy nghĩ, sáng kiến hơn trong việc tóm tắt, chọn lọc để đúc rút những từ khóa viết kèm các nhánh chính.

lua chon y chinh

Nguyên tắc của việc viết chữ kèm các nhánh chính là chữ phải cùng màu với màu nhánh, chữ không được quá to so với nhánh, chữ nên viết về 1 phía so với nhánh, việc trình bày khoa học có thể giúp ta nhìn nhanh, hiểu nhanh. Màu sắc của các nhánh nên để mỗi nhánh một màu để có sự phân biệt rõ ràng. Nên cố gắng thâu tóm những ý chính để vẽ số nhánh vừa phải, cân đối giữa các nhánh để tránh tình trạng sơ đồ bị lệch hoặc quá nhiều nhánh chính không còn chỗ để viết các nhánh nhỏ, các nhánh phải được bố trí hợp lý, tỏa các nhánh đều ra  (tránh rối mắt)

Vẽ các nhánh phụ.

Các nhánh phụ được tỏa ra từ các nhánh chính và bổ sung ý cho các nhánh chính nên chúng ta có thể phân bố màu phù hợp với màu của các nhánh chính. Chúng ta nên vẽ các nhánh phụ cùng màu với nhánh chính để nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể phân rõ được ý của phần nào.

Chúng ta nên chú ý việc viết chú thích chữ ở dưới các nhánh phụ, chúng ta viết tóm tắt nội dung chính, viết chữ vừa đủ với chiều dài của nhánh, hãy để sơ đồ tư duy là sơ đồ chứ không phải là những mảnh note, tránh trường hợp viết cả đoạn chữ y nguyên sách giáo khoa vào sơ đồ.

nhanh phu ban do tu duy

Với mỗi bài cần sáng tạo cho mình một sơ đồ tư duy khác nhau để chúng ta có thể nhìn nhanh, khắc sâu ghi nhớ cho từng nội dung bài 1, tránh trường hợp vẽ quá giống nhau dẫn đến việc nhầm lẫn kiến thức.

Nên dùng những cách vẽ tắt,các biểu tượng, hình ảnh có thể thâu tóm được tốt nhất nội dung cần diễn đạt để đỡ tốn diện tích vẽ cũng như dễ nhìn, dễ ghi nhớ hơn.

Từ khóa phải là những từ bao hàm nghĩa sát nhất với nội dung bài học để khi ta học theo sơ đồ ta sẽ hình dung ra chính xác nhất, nhanh nhất ý cần diễn đạt.

Việc sắp xếp, phân bổ các nhánh cũng rất quan trọng, nó thể hiện sự logic, khoa học của sơ đồ.

Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tập trung và thỏa sức sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy để làm sao sơ đồ gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ với mình nhất.

Kiểm tra lại toàn bộ các nội dung đã trình bày

Sau khi hoàn thành xong sơ đồ chúng ta cần kiểm tra lại chính xác các thông tin đã vẽ trên sơ đồ, sắp xếp các thứ tự đã chính xác chưa,màu sắc các nhánh phụ có đúng với nhánh chính không, bố cục của sơ đồ có dễ nhìn không…

Ta nên đọc lại 1 lượt nội dung để đảm bảo chúng ta không bị thiếu, sai, sót nội dung nào.

Chúng ta vận dụng thành thạo các bước trên sẽ khiến cho việc vẽ sơ đồ tư duy tưởng chừng như phức tạp, đau đầu với việc nghĩ từ khóa càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.Chúng ta sẽ thấy hiệu quả không ngờ của việc học theo sơ đồ tư duy như thế nào. Chúng ta đã biết cách để vẽ sơ đồ tư duy nhanh chóng và hiệu quả thì còn trần chừ gì nữa mà chưa bắt tay vào học ngay đi nào. So với việc đọc, học thuộc những trang sách đầy chữ thì việc học theo sơ đồ tư duy sẽ hiệu quả và ghi nhớ lâu hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công với cách vẽ sơ đồ tư duy như trên.

                                                                                            

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good