Back To Top

banner im good

phat trien tu duyĐào tạo phát triển tư duy cho con là một việc rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ. Cha mẹ nào cũng mong muốn hình thành sớm cho trẻ khả năng độc lập, tự tin trong cuộc sống. Nhưng vấn đề nuôi dạy con thế nào để nâng cao chỉ số trí tuệ, phát huy khả năng học hỏi cho trẻ vẫn khiến nhiều cha mẹ phải trăn trở. Các cha mẹ có thể tham khảo thêm một số phương pháp đào tạo phát triển tư duy dưới đây nhằm giúp trẻ phát triển khả năng của bản thân, gặt hái được những thành công trong tương lai:

Phương pháp đào tạo phát triển tư duy.

1.Phát triển kỹ năng nhận thức:

Mong muốn trẻ nhận thức, nắm bắt được các nội dung nhưng cha mẹ không nên bắt buộc trẻ học một cách khô khan, cứng nhắc mà cần tạo ra hoạt động nhẹ nhàng, hoặc những trò chơi vui vẻ trong gia đình. Có như vậy cha mẹ sẽ giúp trẻ dần dần tiếp nhận và phát triển mà không cảm thấy gò bó hay khó chịu. Khi hướng dẫn con tìm hiểu vấn đề, cha mẹ nên sử dụng các câu hỏi với từ ngữ đơn giản, gần gũi, chính xác mà vừa sức với trẻ. Cha mẹ có thể dùng một số từ gợi ý để trẻ có thể giải thích, mô tả và đoán được nội dung thông tin như: “giải thích”, “mô tả”, “ dự đoán”, “ phát hiện”…

2.Phát triển kỹ năng ứng dụng:

Nhằm giúp trẻ vận dụng được các kiến thức đã biết vào những điều mới lạ, trẻ chưa từng gặp, cha mẹ hãy để cho trẻ tự suy nghĩ và thực hiện. Đồng thời cha mẹ cần sát sao theo dõi để động viên trẻ kịp thời. Khi mới làm trẻ sẽ không tránh khỏi những sai sót, tuy nhiên có như thế trẻ mới biết để rút kinh nghiệm cho bản thân. Cha mẹ cần kiên nhẫn, không nên nóng vội mà can thiệp sớm để trẻ từng bước trải nghiệm và hình thành kỹ năng cần thiết, ứng dụng được kiến thức hiệu quả trong thực tế cuộc sống.

3.Phát triển kỹ năng tổng hợp:

Tổng hợp lại các vấn đề là một kỹ năng khó nhưng rất cần thiết đối với trẻ. Trong quá trình tổng hợp trẻ cần phải vận dụng được các thông tin, kiến thức hay kỹ năng đã học và hệ thống lại thành một hình ảnh rõ ràng mà trước đó trẻ chưa từng nghĩ đến. Cha mẹ nên sử dụng những từ đơn giản và cặp mệnh đề “nếu…thì” giúp trẻ kết hợp các nội dung thông tin đã biết để tạo nên một ý niệm mới. Ví dụ: “ Điều gì sẽ xảy ra nếu con không đi học đúng giờ?”

4.Phát triển kỹ năng đánh giá:

Với kỹ năng đánh giá, trẻ cần rèn luyện việc xem xét, suy luận, quyết định và đưa ra kết luận dựa trên một tập hợp các điều kiện hoặc tiêu chuẩn. Tuy nhiên cha mẹ không nên đặt ra yêu cầu khắt khe với trẻ, mà phải phù hợp với độ tuổi và trinh độ nhận thức của trẻ. Kỹ năng đánh giá đòi hỏi cha mẹ cần tập luyện thường xuyên cho trẻ, không nên phê phán khi trẻ chưa đánh giá chính xác. Có như vậy, cha mẹ mới có thể khuyến khích trẻ khám phá, sáng tạo và thử sức mình vào những điều mới mẻ. Trẻ mới hào hứng với những thử thách, không ngại vượt khó và thấy hài lòng với những thành tựu mới của bản thân.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good