Back To Top

banner im good

hoc bai hieu quaDạy con học bài hiệu quả, nhất là khi chúng ta chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1, rồi dần dần độ khó của bài tập tăng lên thêm vào đó có rất nhiều con không chịu nghe lời, lười học…. Làm sao để việc hướng dẫn con học bài trở nên đơn giản hơn và buổi học đó có hiệu quả cũng như mẹ không phải stress?Vậy cha mẹ cần có những biện pháp như thế nào để hướng dẫn con học bài? Dưới đây là

 

 

Một số phương pháp dạy con học hiệu quả và hứng thú hơn trong việc học.

1. Phương pháp dạy con học bài thông qua các trò chơi.

Cha mẹ thu hút sự chú ý và sự hào hứng của con theo tinh thần “ Chơi mà học, học mà chơi”. Thông qua những trò chơi bổ ích, tư duy để kích thích trẻ, giúp con chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà ghi nhớ sâu.

day con qua tro choi

Bố mẹ tham gia cùng con khám phá những điều mới, chính điều này mang lại niềm vui và sự hứng thú cho con trẻ.

Mẹ có thể khuyến khích con đặt ra những mục tiêu về thành tích. Tuy nhiên không đặt nặng thành tích quá nhưng cũng cố gắng động viên con khi con đạt được thành tích của mình bằng các phần thưởng để tạo động lực cho con.

Tạo góc học tập cho con sao cho thật hữu hiệu. Có thể dùng hình ảnh như bông hoa, ngôi sao cắt sẵn và có ghi số bài tập để con dán vào cuốn sổ trắng khi con làm xong bài tập. Nếu con không hứng thú sau vài lần làm như vậy mẹ có thể đổi sang các trò chơi khác. Mẹ nên khuyến khích con bằng việc đặt một số con dấu có hình thù ngộ nghĩnh tương ứng với việc hoàn thành bài tập, chưa hoàn thành, hoàn thành xuất sắc hoặc con mẹ thật giỏi… khi con học xong mẹ đóng dấu vào. Con sẽ vô cùng thích thú với việc này đấy.

Mẹ đừng tạo áp lực cho con qua việc ép con ngồi vào bàn học, bởi khi con không thích con sẽ không tập chung, buổi học không hiệu quả mà con lại thấy việc ngồi vào bàn học thật đáng ghét và chống đối.

2. Hãy tạo cho con một tâm trạng thoải mái nhất khi học.

Tạo cho con một cảm giác bình đẳng như bạn bè thân thiết khi dạy con học bài. Không  quát mắng hay giận giữ khi con làm sai hoặc con chưa biết. Cha mẹ nên bình tĩnh giữ thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích  cho con hiểu.

tam trang thoai mai

Kích thích khả năng nhận thức của con thông qua việc khuyến khích con bày tỏ quan điểm, chính kiến chủ kiến và những phản biện của con. Để con chủ động suy nghĩ và tìm tòi và xử lý tình huống.

3.  Sáng tạo cho con một góc học tập hợp lý tạo hứng thú cho con.

Mẹ nên chuẩn bị cho con một không gian học tập thoải mái nhất và yên tĩnh.

Không nên để nhiều đồ chơi và những đồ vật gây sao nhãng việc học của con.

Góc học tập của con nên giữ yên tĩnh hay tránh xa những nơi có nhiều hoạt động như sân chơi, đường phố…

Để con tập chung hơn hãy tạo cho bé thói quen học là học, không để con vừa học vừa xem ti vi hay nghe nhạc.

4. Xây dựng, hướng dẫn cho con một thời gian biểu.

Tạo cho con thói quen và nhịp sinh học tốt bằng việc yêu cầu con tuân thủ theo thơi gian biểu đã xây dựng, tập chung học theo quy định.

xay dung thoi gian bieu

Thời gian học tốt nhất cho con là từ 19 giờ đến 21 giờ tối vì thời gian này là thời gian con tập chung tốt nhất và các hoạt động của gia đình ít ảnh hưởng đến việc học của con.

Luôn nhắc nhở con, việc học là việc của con và yêu cầu con phải hoàn thành xong bài tập của mình rồi mới được chơi và đi ngủ.

Hướng dẫn con làm những bài tập dễ trước, khó sau tránh con bị chán nản vì không làm được bài ngay từ đầu.

Để con tự hoàn thành bài tập trong thời gian quy định, bố mẹ tránh ngồi kèm và nhắc nhở con thương xuyên vì như thế sẽ tạo cho con thói quen lơ đãng và không tự giác khi có người ngồi kèm.

Tuyệt đối tránh la mắng, tạo áp lực hay dán nhãn cho con vì dễ tạo cho con cảm giác sợ việc học và không tiếp thu được bài học.

Bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc học của con, cần có những phương pháp tốt và linh hoạt nhất giúp các con chủ động và hứng thú hơn với việc học của mình. Sau một thòi gian con sẽ học được cách sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý, tập chung và nghiêm túc dù không ai giám sát. Chúc các bố mẹ luôn biết cách chăm sóc và dạy dỗ con hiệu  quả để các con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good