Back To Top

banner im good

cach day con tu hocĐể có thể kích thích khả năng tư duy, sáng tạo cũng như nâng cao kết quả học tập của trẻ, các bậc cha mẹ cần có cách dạy con tự học phù hợp và hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết điều đó. Hiện tại rất nhiều cha mẹ đang cảm thấy đau đầu vì con cái họ không tự giác và chăm chỉ học hành.

Việc học của con họ mang tính gò ép, bắt buộc chứ không có một chút hứng thú nào. Vậy làm sao để con tự giác học? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có những phương pháp phù hợp với con của bạn nhé.

1. Rèn tính tự giác cho con

Đây là cách dạy con tự học hiệu quả nhất mà rất nhiều cha mẹ đã áp dụng thành công. Hiện nay có rất nhiều thứ cám dỗ, hấp dẫn khiến tâm trí các bé bị phân tán, khó tập trung. Do vậy, để con không bị phụ thuộc, ỉ lại vào mình, cha mẹ nên nói chuyện để con hiểu và ý thức được việc học là quyền lơi, nhiệm vụ của con, và trong gia đình tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

2. Giúp con chủ động trong tư duy

Một cách dạy con tự học hiệu quả thứ hai đó chính là hướng trẻ vào sự chủ động trong tư duy, đào sâu suy nghĩ, động não trước các bài tập khó,... Với phương pháp này, cha mẹ chỉ nên gợi mở và hướng dẫn con dựa trên những phát hiện hoặc những suy nghĩ tìm tòi của con chứ tuyệt đối không nên làm bài hộ con.

Cha mẹ hãy hướng dẫn con cách tìm và chọn lọc các tài liệu phục vụ việc học, tài liệu tham khảo để mở mang kiến thức, kích thích đam mê tìm hiểu,…Đây là một trong những phương pháp được các chuyên gia giáo dục hàng đầu khuyến khích bởi nó sẽ giúp tư duy chủ động của con bạn tăng lên rất nhiều.

Khi con hoàn tất việc học của mình, cha mẹ có thể cùng con thử sức với các trò chơi rèn luyện kỹ năng tư duy như trò giải đố, cờ vua, cờ tướng…

Khi đã nắm được các phương pháp tự học hiệu quả, con bạn sẽ hoàn toàn tự giác và chủ động với việc học của mình chứ không coi việc học và các vấn đề trong cuộc sống là điều quá khó khăn, trở ngại nữa.

3. Hãy thoải mái việc với học

Một số cha mẹ đang tự gây áp lực cho mình, cho con với mục tiêu con phải nổi trội, phải xuất sắc, hoặc nếu không ít nhất cũng phải “bằng bạn bằng bè”. Việc coi trọng điểm số, bệnh thành tích khiến các cha mẹ phải gồng mình trong cuộc chạy đua thành tích vô nghĩa, nếu con không được như ước muốn thì sẽ trách móc, mắng nhiếc con.

Học kiến thức là một chặng đường dài, học cả đời. Ở độ tuổi còn nhỏ này, cái trẻ cần hơn là các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp. Điểm số kỳ này của con có thể thấp hơn nhưng nếu con lễ phép, biết kính trên nhường dưới, vui vẻ, hòa nhã với mọi người thì cũng đâu phải là vấn đề quá to tát. Con vẫn có thể cố gắng ở những kỳ tiếp theo. Chính cái nhìn tích cực của bố mẹ trong cách dạy con học sẽ giúp con cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn đối với việc học. Khi ấy, trẻ sẽ không coi việc học là việc bắt buộc, không cảm thấy việc ngồi vào bàn học là việc khó chịu nữa mà thay vào đó dần dần trẻ sẽ sớm coi việc học như một sở thích, thú vui của mình.

4. “Học mà chơi, chơi mà học”

Đừng la hét, đừng quát mắng, đừng biến giờ học cùng con thành ký ức kinh hoàng. Cha mẹ vẫn có thể thỉnh thoảng học cùng con, nhưng trước đó hãy chuẩn bị thật kỹ nhé.Cha mẹ hãy cùng con biến giờ học ấy trở thành khoảng thời gian vui chơi thú vị. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh, video, tổ chức các cuộc thi đua, trò chơi dễ tiếp cận với trẻ và tăng sự đam mê, hứng thú trong học tập.

“Học mà chơi, chơi mà học” là một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong cách dạy con tự học. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu mọi thứ nếu chúng được vui vẻ và thoải mái.

5. Đừng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con

Bạn hãy tưởng tượng xem nếu ngày nào cũng bị sếp kiểm tra tiến độ công việc, chỉ chờ bạn có sai sót là chỉnh đốn và đánh giá ngay, thì cảm giác của bạn sẽ khó chịu như thế nào? Khi đó bạn có còn cảm thấy hứng thú với công việc hay chỉ đang làm việc theo kiểu đối phó, chống đối?

Vì vậy, đừng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con các cha mẹ nhé. Không kiểm tra bài vở của con không có nghĩa là cha mẹ sẽ lơ đi hoàn toàn. Dạy con học đúng cách là cho con cảm nhận được sự tin tưởng từ cha mẹ và tìm thấy niềm vui trong học tập.

Như vậy, dạy con tự học không chỉ là dạy con tập trung ngồi học mà rộng hơn là trước bất kỳ vấn đề hay hoạt động nào, trẻ sẽ luôn biết mình cần làm gì, tại sao lại làm nó, nếu không làm việc đó trẻ sẽ phải chịu hậu quả như thế nào, rút ra bài học gì cho những lần sau….

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ đem lại cho các bậc cha mẹ những kinh nghiệm dạy con quý báu và hiệu quả. Chúc các cha mẹ thành công!

                                                                                                                                            --- Thu Hương ---

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good