Back To Top

banner im good

hoc cung conXã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự khắt khe của các doanh nghiệp hiện nay. Như vậy các gia đình sẽ tất bận với  cuộc sống mưu sinh và không còn nhiều thời gian giành cho con. Việc học tập của các con ngay từ lúc nhỏ vô cùng quan trọng, là nấc thang đánh dấu sự phát triển của con. Cha mẹ đã giành thời gian để tâm đến việc học tập của chưa?

Học cùng con là một cách thức vô cùng hiện quả không những giúp con cũng cố kiến thức mà còn gắn kết tình thân của gia đình. Tâm lý của các con luôn mong muốn có cha mẹ quan tâm, ngồi học cùng con , các con cảm nhận được tình yêu thương từ đó.

Phần lớn các bé có các biểu hiện mắc bệnh trầm cảm, lười biếng…nó xuất phát từ sự thiếu sót sự quan tâm của cha mẹ, họ quá bận với công việc mà không còn thời gian cho con.

Tại sao nên học cùng con?

Với lối sống càng hiện đại như hiện nay, vấn đề tạo dựng và duy trì gắt kết giữa cha mẹ và các con được để tâm ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Có thể nói các cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong giờ học sẽ tạo dựng được định hướng tuy duy, kế hoạch học tập khoa học và hơn nữa cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm lý của các con rõ nét nhất. Đặc biệt là các con đang học tiểu học, trung học đây là thời kỳ vàng trong quá trình hình thành phát triển của con. Song song với học văn hóa, thì việc chia sẽ kỹ năng sống cho con không phải ai có thể giúp con mà chỉ có cha mẹ sẽ là người giúp em thay đổi.

Phương pháp giúp con bứt phá trong học tập

1. Cùng học với con, nhưng chỉ là người định hướng

Mục đích cha mẹ giàng thời gian học cùng con có rất nhiều ích lợi đối với trẻ, nhưng sẽ có một số bất lợi cha mẹ cần lưu tâm: tính ỷ lại, không tự giác chủ động. Như vậy cha mẹ không những có nghĩa vụ chăm lo mà phải tạo dựng cho con được tính tự giác, chủ động là rất cần thiết.

hoc cung con va dinh huong cho con

Không phải cha mẹ học cùng con là có nghĩa vụ chỉ cho con đáp án lúc con không làm được, đây chỉ là phương án trước mắt nhưng lâu dần sẽ hình thành cho con thói quen ỷ lại, không chịu tư duy, sẽ dẫn đến lỗ hỗng kiến thức nghiêm trọng của con

Cha mẹ chỉ nên dừng lại ở mức giúp con hệ thống lại việc học của mình. Hôm nay con sẽ có những bài tập nào, con sẽ làm xong hết trong bao lâu, con nên làm cái nào trước... và trợ giúp con khi cần thiết. Đặc biệt là nên hỏi thêm về cuộc sống ở trường của con trong quá trình học với con

2. Lập thời gian biểu phù hợp

Cha mẹ nên hình thành cho con thói quen lập kế hoạch công việc cho 1 ngày,  giúp con không có cái nhìn tổng quan nhất 1 ngày con phải làm những gì, thời gian nào học, thời gian nào con chơi. Nểu con không có kế hoạch học tập cụ thể, con rất dễ bị tâm lý mệt mọi, lười học. Thông qua bảng kế hoạch công việc con sẽ định hình được vào thời gian này con làm gì, thời gian hoàn thành là bao lâu. Như vậy con sẽ không bị áp lực và rèn luyệ cho con tính tự giác và có kế hoạch học tập khoa học.

3. Tạo dựng môi trường học tập thoải mái         

Tâm lý  các con việc học luôn khiến các con bị căng thẳng tâm lý, nên cha mẹ không nên tạo thêm áp lực khi dạy con học. Cho con thấy được một không khí thoải mái, hài hào nhất khi ngồi học cùng con để con không bị cảm giác sợ hãi mỗi khi ngồi học cùng cha mẹ.

tao moi truong hoc tap thoai mai

Cha mẹ có thể đưa ra phương pháp học áp dụng vào các ví dụ thực tế để con có thể tiếp thu một cách nhanh nhất mà không bị căng thẵng. Không nên tạo cho con áp lực con phải học, như vậy tâm lý các con sẽ đi ngược chống đối lại hoặc không còn hứng thứ với buổi học.

4. Thường xuyên động viên khích lệ các con

Dù trẻ con hay người lớn đều muốn được khen. Đặc biệt được khen hay khích lệ là điều không bao giờ thừa để kích thích các con của mình tốt hơn. Ngay cả khi con có làm sai hay con có thái độ chống đối, cha mẹ hãy cố gắng từ từ chia sẻ và cho con những ví dụ cụ thể để con có thể hiểu được. Hãy cho con cơ hội được được nói những ý kiến, suy nghĩ, khám phá những gì xung quanh giúp con có thể phát triển được cả tư duy và nhận thức một cách tốt nhất

5. Quan tâm sát sao của nhà trường

Ngoài sự yêu thương, chú trọng học tập của cha mẹ giành cho con, cái nôi giáo dục vô cùng quan trọng. Vì chính các thầy cô giáo là người giảng dạy trực tiếp các con hàng ngày sẽ nắm bắt được quá trình học tập của con thế nào và là người cũng cố kiến thức và nhận thức cho con

su quan tam cua nha truong

Cho dù bạn là ai, làm bất kỳ công việc gì. Hãy cố gắng giàng cho một chút thời gian để con cảm nhận được tình thương yểu, không bị bỏ rơi. Tạo dựng cái nôi tình yêu gia đình từ bé có thể bằng những gì nhỏ bé nhất để mai sau bạn không phải nhận hai từ “hối hận”.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good