Back To Top

banner im good

khoa hoc phat trien tu duyHiện nay nhiều bậc cha mẹ vẫn trăn trở bởi không có thời gian kèm cặp, hướng dẫn tỉ mỉ, cặn kẽ cho con mọi việc hằng ngày. Vậy làm cách nào để tạo cho trẻ một nền tảng vững chắc ngay từ khi còn bé, để trẻ tự biết tiếp thu có chọn lọc các kiến thức, làm dày thêm vốn sống cho bản thân, phát huy hết tiềm năng vốn có? Mời các bạn hãy tham khảo thêm một số phương pháp cơ bản trong khóa học phát triển tư duy cho trẻ dưới đây:

Bạn cần lưu ý gì về khóa học phát triển tư duy ?

1. Quan sát và phân tích thực tế qua hoạt động chơi mà học

Mọi trẻ em đều thích được chơi bởi đó chính là cuộc sống của trẻ và các trò chơi có mục đích có ý nghĩa rất quan trọng. Khi khả năng tập trung và trí nhớ của trẻ phát triển, hệ thần kinh sẽ thiết lập được nhiều đường liên hệ hơn nhằm tạo nền tảng cho quá trình học tập sau này. Chúng ta sẽ thấy rất thú vị khi chứng kiến trẻ chơi những trò chơi mang tính tưởng tượng vô cùng phong phú – đây là phương pháp học tập tự nhiên, hiệu quả với trẻ. Khi trẻ chơi trò chơi làm quen, kết thân trẻ sẽ cười và nói chuyện với mọi người, đó chính là lúc trẻ học cách giao tiếp, làm thế nào để thu hút sự quan tâm của mọi người. Như vậy trẻ sẽ không còn rụt rè, nhút nhát khi gặp người lạ nữa mà sẽ vững tâm và cởi mở hơn rất nhiều.

quan sat xung quanh

Với những đồ vật mới gặp, trẻ cũng tò mò quan sát kĩ, muốn cầm lên xem hoặc gõ, lật để nhận biết đặc điểm, tính chất của đồ vật đó. Trò chơi xếp hình hoặc xếp các đồ vật chồng lên nhau, cũng giúp trẻ học được kích cỡ to nhỏ, hình dạng và sự cân bằng của đồ vật. Khi chơi trò bịt mắt bắt dê, trẻ hiểu được rằng khi con người, đồ vật bị che đi hoặc không ở trong phạm vi tầm mắt thì con người, đồ vật ấy vẫn tồn tại. Vì vậy, người lớn nên dành thời gian cùng chơi với trẻ, hoặc tổ chức những trò chơi đơn giản như cho trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình: bố mẹ, các con, dựa vào những trải nghiệm cuộc sống, những câu chuyện nghe được trẻ sẽ dùng ngôn ngữ đơn giản để phát huy trí tưởng tượng của chúng, cùng nhau phối hợp diễn xuất, tạo ra những câu chuyện hóm hỉnh, đáng yêu.Những điều này rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển tư duy của bé

2. Tạo sơ đồ tư duy vui nhộn

Để tăng cường cho trẻ khả năng ghi nhớ, nhận thức sâu sắc các nội dung kiến thức đã học, chúng ta có thể hướng dẫn trẻ cách lập sơ đồ tư duy qua các bước dưới đây:

- Bắt đầu trẻ cần đặt điểm vẽ ở chính giữa của khổ giấy ngang.

- Tiếp theo, trẻ phác nhanh một hình ảnh về chủ đề cần tái hiện ở chính giữa ( hinhd ảnh không quá lớn)

so do tu duy vui nhon

- Sau đó, trẻ dùng ít nhất 3 màu ở chính giữa và nhiều màu sắc khác nhau cho phần thể hiện cầu trúc và trẻ nên sử dụng nhiều các hình ảnh vui nhộn, từ ngữ phù hợp với nội dung của sơ đồ tư duy cần vẽ. Trẻ vẽ tiếp một vài đường dày, cong, có kết nối với nhau từ hình, mỗi ý chính là một đường. Trong sơ đồ, trẻ cần đặt tên cho mỗi ý tưởng và vẽ một hình ảnh nhỏ nếu muốn. Các từ đều được gạch dưới xuyên suốt sơ đồ tư duy bởi vì chúng là những từ trọng tâm, như vậy sẽ thể hiện được tầm quan trọng của chúng.

- Từ mỗi ý tưởng, trẻ có thể vẽ những đương khác có kết nối với nhau, lan ra như các nhánh của một thân cây rồi thêm các ý nghĩ của trẻ vào mỗi ý tưởng này. Các nhánh phụ sẽ tượng trung cho các chi tiết.

3. Suy luận logic và lý luận

Từ ba tuổi trở lên trẻ đã có khả năng suy luận lôgic tốt và còn biết lý luận khi làm điều gì đó. Do vậy khi muốn con thực hiện công việc chúng ta cũng nên trò chuyện cùng con để trẻ hiểu rõ lý do vì sao cần phải thực hiện và từ đó trẻ sẽ có tinh thần hợp tác tốt hơn với cha mẹ.

suy luan logic

 

Để trẻ rèn luyện được khả năng suy luận logic cha mẹ cần cho trẻ quan sát, tìm hiểu và trải nghiệm thực tế, có như vậy trẻ mới có nhận thức sâu sắc, hiểu rõ được nguyên nhân – kết quả của các sự vật, hiện tượng xung quanh.

Hy vọng các khóa học phát triển tư duy sẽ đem đến cho cha mẹ nhiều phương pháp hiệu quả hơn, giúp trẻ có nhiều hoạt động phù hợp trong quá trình phát triển cả về vật chất lấn tinh thần

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good