Back To Top

banner im good

giup con cham hocCó nhiều cách giúp con chăm học hơn .Nhưng để chọn ra một số nguyên tắc phù hợp trẻ thì nó lại là một vấn đề khác.Trẻ ham chơi không chịu học là nỗi lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để trẻ chăm học hơn. Hãy cùng Wedo – Wegood đến với.

 

 

 

 

Ba nguyên tắc giúp con chăm học

Tuần này IMGOOD sẽ đem đến cho các bạn nguyên tắc ba không giúp con chăm học hơn.

  • Không nhắc nhở - hồi thúc con học bài
  • Không bênh - không nhắc lại những sai lầm của con
  • không so sánh con với người khác

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về về ba nguyên tắc này nhé.

Không nhắc nhở - hối thúc con học bài

Khá nhiều các cha mẹ thấy sốt ruột khi con không có sự tập trung học tập nên thường nhắc nhở con về việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc nhắc nhở con học bài ban đầu sẽ khiến các con sợ vì bị bố mẹ nhắc, nhưng sau đó sẽ trở thành sự mệt mỏi, căng thẳng, áp lực đối với việc học. Con trở nên chán ghét học hơn, không những thế việc bố mẹ luôn hối thúc, nhắc nhở con lâu ngày sẽ khiến con trở nên ỷ lại vào bố mẹ. Bố mẹ nhắc thì sẽ học, không nhắc sẽ không học và dần hình thành tâm lý học cho bố mẹ.

Vậy, thay bằng việc nhắc nhở, hối thúc con học bài. Bố mẹ hãy để con tự lên kế hoạch học tập, điều này sẽ giúp con có sự chủ động hơn. Bố mẹ chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý, cân bằng hơn mà thôi.

Không bênh  - không nhắc lại những sai lầm của con.

Là cha mẹ, ai cũng xót khi con mình bị mắng, bị phạt. Tuy nhiên, để rèn luyện tính độc lập, trách nhiệm cho con bố mẹ không được bênh con khi bị cô giáo mắng, phạt do không hoàn thành bài tập. Thay vào đó, bố mẹ hãy kết hợp với cô giáo để tố cáo những vụ quên bài tập của con. Hãy để cô giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình là đánh giá kết quả học tập của con và cho con hiểu ra rằng việc học là của con chứ không phải là của bố mẹ. Con cần có trách nhiệm với hành động và việc làm của con.

Khi không ai nhắc nhở, hối thúc con học bài khi con chưa tự hình thành trách nhiệm của bản thân, chắc chắn sẽ có lúc con quên bài bị cô giáo phạt. Bố mẹ sẽ có những hình thức phạt con khi con không hoàn thành nhiệm vụ nhưng tuyệt đối không nên nhắc đi nhắc lại những sai lầm của con. Việc nhắc lại những sai lầm của con sẽ tạo hình thành suy nghĩ “mình là kẻ thất bại, vô dụng” trong con. Con sẽ có trạng thái chán nản, thất vọng. Lâu dần sẽ trở nên chống đối, bất cần vì lúc nào con cũng là người bị sai.

Không so sánh con với người khác.

Khi thấy bạn bè của con có thành tích cao trong học tập trong khi con mình lại chưa tự giác, kết quả học tập kém chắc chắn bố mẹ sẽ cảm thấy hơi chạnh lòng. Tuy nhiên, dù sốt ruột như thế nào đi chăng nữa, bố mẹ hãy chấp nhận khả năng thật của bé bởi mỗi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ khác nhau. Bố mẹ không nên so sánh con với các bạn khác vì việc so sánh con với người khác không chỉ làm cho con có cảm giác sợ hãi mình là người thất bại mà đó còn là sự xúc phạm nhân cách một cách nặng nề. Con là con, con có những ưu, nhược điểm của riêng mình. Vì vậy, khi con thất bại hãy động viên, khích lệ con để con khắc phục nhược điểm. Khi con có sự bứt phá, bố mẹ hãy khen ngợi sự phấn đấu, tiến bộ của con. Điều này sẽ khiến con hào hứng hơn rất nhiều

Bố mẹ nào cũng muốn con chăm học, tự giác học tập.  Để làm được điều này, bố mẹ cần ghi nhớ tuyệt đối không hối thúc, thúc giục con học tập khiến con cảm thấy sợ hãi việc học. Bố mẹ hãy để cho con hiểu rằng việc học là việc của con. Con cần có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ đó.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good