Back To Top

banner im good

 

tu duy phan bienThụ động, dựa dẫm, phụ thuộc, ỷ lại vào người lớn, chưa tự  giác trong các công việc cá nhân hoặc trong học tập, trẻ không biết cách giải quyết vấn đề, không phân biệt được đúng sai, nên hay không nên, thụ động một chiều. Đó là biểu hiện chung của các con trẻ hiện nay và  là điều đáng lo ngại của các bậc cha mẹ. Mỗi đứa trẻ có khả năng tư duy khác nhau, tuy nhiên cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển tư duy phản biện, trong mọi vấn đề, trẻ đều có thể giải quyết được mà không rơi vào trạng thái thụ động, dập khuôn. Đây là kỹ năng cần thiết cho trẻ để giải quyết vấn đề.

 

Làm thế nào để phát triển tư duy phản biện cho trẻ?

Cha mẹ hãy tạo cho con thói quen: nghe – nghĩ – nói

Tại  sao lại kết hợp như vậy, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển tư duy phản biện và mối liên hệ giữa 3 vấn đề: nghe – nghĩ – nói. Nghe để làm gì? Chúng ta nghe như thế nào? Vì sao lại phải nghe? Nghe để trẻ suy nghĩ vấn đề mà người nói đang đề cập đến, nghe để cập nhật thông tin, nghe để nghĩ. Trẻ sẽ tiếp nhận thông tin khi nghe và chúng cần suy nghĩ vấn đề để giải quyết. Trẻ sẽ suy nghĩ, phân tích và đưa ra câu hỏi, đặt vấn đề và đưa ra hướng giải quyết vấn đề. Khi trẻ tiếp nhân được thông tin và chúng suy nghĩ thì chúng sẽ nói ra được những ý kiến, quan điểm và nhận xét của trẻ về vấn đề.

Cha mẹ hãy tạo cho con thói quen: quan sát và báo cáo

Quan sát là khả năng trẻ thu nhận và tiếp nhận thông tin từ mọi thứ. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ quan sát mọi thứ và trẻ rút ra nhận xét, kết luận và báo cáo dựa trên những gì con quan sát được. Đồng thời, trong khi báo cáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ đặt ra câu hỏi xung quanh vấn đề. Quan sát thực tế giúp trẻ hình thành được thói quan tư duy phản xạ, trẻ thu nhận thông tin và tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.

Cha mẹ cần tạo cho con khả năng so sánh

Cha mẹ hãy cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng để trẻ đối chiếu và so sánh với nhau, điều này giúp trẻ hình thành được thói quen phân tích và xử lý thông tin. Chẳng hạn, cha mẹ có thể cho trẻ so sánh những đồ vật quen thuộc trong gia đình và tìm ra điểm giống và khác nhau của hai hoặc nhiều đồ vật. Việc làm này sẽ giúp cho trẻ tăng khả năng ghi nhớ, đồng thời có thêm thông tin, dần dần sẽ hình thành thói quen tư duy của trẻ

Cha mẹ hãy giúp trẻ hình thành khả năng phân tích vấn đề

Đối với trẻ nhỏ, chúng dễ thu hút bởi âm thanh, hình ảnh các nhân vật trong các câu chuyện khi xem hoặc khi nghe kể. Cha mẹ hãy cùng con quan sát các câu chuyện ý nghĩa như: quà tặng cuộc sống, truyện kể cho bé, truyện cổ tích,… Sau đó, hãy cùng con kể lại câu chuyện, cha mẹ khuyến khích con kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của con. Tiếp đến, cùng con tìm hiểu về câu chuyện, cha mẹ đặt câu hỏi cho con và luôn đặt câu hỏi không có câu trả lời có sẵn. Hoạt động này sẽ giúp cho trẻ kích thích tư duy, suy nghĩ, ghi nhớ và tổng hợp thông tin để đưa ra đáp án. Cha mẹ khuyến khích con đặt các câu hỏi cho cha mẹ và hãy cùng trẻ rút ra những bài học xung quanh cuộc sống của trẻ để trẻ ứng dụng vào thực tế.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good