Back To Top

banner im good

tre vao lop 1 3 phunutoday 1470120819Trẻ em lười không chịu học là một nỗi niềm lớn của rất nhiều quý cha mẹ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng đều ham học và cảm thấy thú vị với việc học. Vậy làm như thế nào để giúp cha mẹ chấm dứt tình trạng lười học của con. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài kinh nghiệm bí quyết giúp trẻ chấm dứt tình trạng lười học, không chăm chỉ, chểnh mảng việc học hành. Mời quý cha mẹ cùng theo dõi.

1. Tìm hiểu nguyên nhân việc con lười học

Trước khi có những quyết định và tương tác cùng con, cha mẹ nên có những xem xét và tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về những nguyên nhân khiến con lười học. Cha mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân qua cô giáo chủ nhiệm của con trên trường văn hóa hoặc những biểu hiện của con khi ở nhà.

2. Tâm sự và chia sẻ cùng con nguyên nhân vì sao con lười học

Khi thấy con có những biểu hiện lười và chán học. Rất nhiều quý cha mẹ nổi nóng, mất bình tĩnh và lập tức la mắng và quát con. Tuy nhiên hành động đó không những không mang lại kết quả cao mà khiến con có những mâu thuẫn với chính cha mẹ, thâm chí còn vô cùng chán ghét việc học hành. Việc học của trẻ cũng được coi như một nhiệm vụ và có những nỗi niềm và áp lực riêng với chúng. Vì vậy, khi trẻ đang khá hào hứng với việc học và tự nhiên không hào hứng thì cha mẹ hãy thu xếp thời gian để có thể trao đổi và chia sẻ cùng con về những khó khăn trở ngại mà con gặp phải trong quá trình học.  Việc làm này sẽ khiến cha mẹ và con thêm thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn.

3. Tạo động lực

Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sát sao và có những lời nói hoặc hành động tạo động lực cho con trong quá trình thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Với những e ngại và sự rụt rè của con về việc thực hiện các mục tiêu của bản thân, cha mẹ hãy thường xuyên động viên. Ví như: Con cứ làm đi. Mẹ sẽ luôn đồng hành bên con. Chỉ cần con nỗ lực hết sức mình. Đó là một thành công lớn của con so với ngày hôm qua. Mẹ tin con sẽ làm được”.

4. Lên kế hoạch và thời gian biểu một ngày

Cha mẹ hãy hướng dẫn và cùng con lên kế hoạch và thời gian biểu thực hiện công việc trong một ngày. Cha mẹ không nên bắt ép trẻ trong việc học hành, thời gian học không nên kéo dài khiến trẻ mất tập trung. Nên hướng dẫn trẻ học ôn bài từ mức độ dễ đến mức độ khó. Học bài từ môn con yêu thích đến môn con không yêu thích. Với mỗi thắc mắc của trẻ, phàn nàn của trẻ về môn học, cha mẹ hãy giải thích để con hiểu ý nghĩa của môn học. Ví như: Khi con phàn nàn: “Con ghét học môn toán học”. Thì mẹ có thể giải thích cho con: “Mỗi môn học đều giúp chúng ta giải quyết được những tình huống trong cuộc sống. Ví như con muốn tính toán thì việc học toán sẽ giúp con thực hiện được những điều đó. Hay ví như học một hóa học sẽ có muôn vàn những ứng dụng trong cuộc sống. Con có biết cốc thủy tinh được làm như thế nào?”

Trên đây là một vài bí quyết giúp con chấm dứt tình trạng lười học. Cha mẹ hãy thật bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân khiến con không thích học bài. Sau đó cha mẹ hãy thường xuyên đưa ra những lời nói và hành động nhằm tạo động lực hơn cho con. Điều đó sẽ giúp con trẻ cảm thấy hào hứng hơn với những nhiệm vụ học tập 

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good