Back To Top

banner im good

ren luyen tri naoTài sản vô giá của mỗi người là trí nhớ. Để rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, ngoài việc bổ sung cho trẻ về chế độ dinh dường đều đặn hằng ngày, cha mẹ cần có phương pháp để rèn luyện và tăng cường khả năng ghi nhớ cho con. Hãy cùng tìm hiểu các gợi ý sau:

Một số cách luyện trí nhớ cho con

Thứ nhất: Tự gấp các đồ chơi

Đồ chơi là thứ không thể thiếu của trẻ. Với các món đồ chơi mua sẵn, trẻ có thể nhìn bằng mắt và thích thú với các hình dạng, màu sắc bên ngoài nhưng đôi khi trẻ chỉ chơi trong thời gian ngắn. Hằng ngày, cha mẹ dành thời gian cho con, chơi cùng con, cha mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi như xếp giấy, gấp thuyền, gấp máy bay bằng giấy, gấp các hình, gấp các con vật bằng giấy hoặc bằng lá,… Có thể, mẹ cùng con thực hành gấp các con vật đơn giản như con hạc bằng lá. Trong quá trình làm, cha mẹ cùng hướng dẫn con thực hiện, qua đó cha mẹ sẽ giải thích cho trẻ về các màu sắc, hình khối hay các đồ gấp bằng giấy có thể bay được (máy bay giấy, con chim, con hạc). Khi hướng dẫn trẻ thực hiện, con sẽ cảm thấy hứng thú, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo ở trẻ và thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo khi quan sát và thực hiện.

Thứ hai: Ghép hình

Đây là một trò chơi hay một hoạt động thú vị dành cho các con. Cha mẹ có thể cho con nhìn bức tranh và ghép hình theo bức tranh từ các hình ảnh đơn giản và tăng dần độ khó với các con. Con có thể nhận diện bức tranh, sau đó, cha mẹ có thể cắt bức tranh thành các mảnh nhỏ khác nhau. Với hoạt động này sẽ giúp trẻ tăng cường mức độ nhận thức và rèn luyện trí nhớ.

Thứ ba: Đọc sách hằng ngày

Cha mẹ hãy dành thời gian cho con hằng ngày để cùng con đọc sách, báo, truyện hoặc kể chuyện cho con nghe. Mỗi ngày một câu chuyện ý nghĩa. Đọc sách cũng là một phương pháp giúp trẻ thu thập thông tin và tìm hiểu nhiều điều từ cuộc sống. Đồng thời giúp trẻ khám phá các điều thú vị và ghi nhớ các thông tin từ sách, báo, những điều mà trẻ có thể chưa hiểu, chưa biết.

Thứ tư: Đặt câu hỏi và trả lời

Rèn luyện trí nhớ không chỉ lắng nghe, thu thập thông tin, làm theo mà cần phải hiểu vấn đề. Muốn để hiểu vấn đề, chúng ta cần để cho trẻ tự tìm hiểu và tự đặt ra các câu hỏi cho từng vấn đề. Khi trẻ muốn đưa ra bất kì ý kiến hay câu trả lời cho từng vấn đề, chúng phải có suy nghĩ, nhớ lại những kiến thức cũ. Đó là cách để trẻ ôn lại đồng thời rèn trí nhớ cho trẻ.

Ví dụ: Khi trẻ đọc truyện hoặc cha mẹ đọc truyện cùng con, cha mẹ hãy đặt các câu hỏi cho con để con trả lời ( Tên câu chuyện là gi? Có bao nhiêu nhân vật? Các sự việc liên quan đến nhân vật như thế nào? Con thích nhân vật nào? Vì sao?). Với những câu hỏi của cha mẹ sẽ giúp con ghi nhớ lại câu chuyện, rèn cho con khả năng lắng nghe, ghi nhớ và hiểu nội dung câu chuyện. Từ các câu hỏi đó, cha mẹ có thể hướng dẫn con tóm tắt lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình. Việc đặt câu hỏi và tóm tắt giúp trẻ vừa rèn luyện về khả năng diễn đạt, trình bày vừa tăng cường khả năng ghi nhớ cho con.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good