Back To Top

banner im good

Khi ngồi học gặp một bài toán khó bạn thường hay cắn bút hoặc cắn móng tay… Tất nhiên những hành động đó chẳng hợp vệ sinh chút nào nhưng nó lại có nhiều tác hại lắm chứ không chỉ ở vấn đề vệ sinh đâu.

Ngoài ra còn nhiều những thói quen khác nữa làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của bạn. Dưới đây là 4 ví dụ điển hình, bạn hãy bỏ thói quen này ngay nhé!

1. Thói quen thường xuyên bẻ khớp tay

Ghi chép, làm bài một thời gian dài khiến tay bạn mỏi nhừ và như một thói quen bạn bắt đầu bẻ các khớp tay. Thật thú vị đúng không nào nhưng đó chính là thói quen mà bạn nên bỏ ngay. Vì ở giữa các đầu khớp ngón tay luôn có một lớp chất nhầy mỏng để bảo vệ các khớp khi cử động. Nhưng khi bị bẻ gập bất ngờ như vậy, khớp tay của bạn rất dễ bị trượt và những ngón tay bạn bị đau do trật khớp rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cứ bẻ các đốt ngon tay trong thời gian dài khiến cho bàn tay và đặc biệt các khớp tay của bạn rất xấu xí đấy nhé!

Bỏ thói quen xấu để học tốt hơn

Khi mỏi tay bạn có thể dùng tay nọ bóp cho tay kia và thả lỏng tay. Cách khác là bạn có thể xoay đều lòng bàn tay trên quả bóng tennis rất hiệu quả mà tay không bị xấu nữa.

2. Thói quen cắn móng tay, cắn bút

Gặp bài tập khó chắc chắn bạn hay cắn đầu bút hoặc móng tay. Nhưng đầu bút đâu có phải mềm như kẹo đâu mà bạn lại dùng răng để cắn. Điều này khiến răng của bạn bị tổn thương và lâu ngày gây ra triệu chứng ê răng, buốt răng. Việc cắn móng tay cũng thể. Chắc chắn mất vệ sinh rồi nhưng nó cũng khiến cho móng tay bạn bị hỏng nữa.

Khi bí với các bài tập khó bạn nên hít thở sâu, nhắm mắt một lát hoặc nghỉ giải lao… giúp cho đầu óc tỉnh táo, thoải mái hơn thay vì những hành động trên nhé.

3. Ngồi học trong nhiều giờ

Nếu ngồi học lâu có nghĩa là bạn tập trung 100% vào bài học? Hoàn toàn không phải như vậy đâu nhé! Khi ngồi học lâu quá bạn dễ mỏi, đau đầu gối và thắt lưng khiến cho việc tuần hoàn máu không được “trôi chảy” như bình thường. Mà khi học não lại rất cần máu để làm việc. Do đó, hãy chú ý trong việc giải lao sau khi học được một thời gian lâu để cơ thể không bị mệt mỏi.

Không nên “ngồi thiền” trước bàn học, thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại trong phòng. Nhớ thực hiện thêm một vài động tác duỗi chân, vai để F5 cơ thể nhé.

Tư thế ngồi sai ảnh hưởng đến cột sống

4. Thói quen cúi đầu quá thấp

Nhiều bạn khi học ngồi rất nghiêm túc, thẳng lưng, cao đầu nhưng được một lúc thì bắt đầu mỏi và đổi các tư thế, đầu cũng cúi thấp dần. Được một lúc sau bắt đầu thấy nhức mắt, hoa mắt và mỏi mệt. Đấy là do bạn đang hành hạ đôi mắt của mình và làm cho cơ cổ bị quá tải. Chứng “thoái hoá đốt sống cổ” sẽ sớm “hỏi thăm” nếu bạn cứ làm cho cái cổ của mình bị quá tải trong thời gian dài. Hãy chú ý đến tư thế ngồi học của bản thân mình nhé!

Chăm học là điều tốt nhưng làm sao để có cũng cần đúng phương pháp thì kết quả học mới tốt được. Chúc các bạn thành công!

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good