Back To Top

banner im good

cach ve so do tu duy don gianChúng ta thấy hiện nay việc học đang rất được các bố mẹ coi trọng và tìm tòi cho con những phương pháp học hiệu quả cao, hoặc hỗ trợ các con trong phần ghi nhớ nội dung học một cách nhanh nhất. Và trong đó có cách vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung buổi học.

Vậy sơ đồ tư duy là gi ?

Định nghĩa sơ đồ tư duy như sau:

Sơ đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.

Theo như khái niệm trên thì sơ đồ tư duy rất dễ dùng và mang lại hiệu quả rất cao cho người sử dụng nó. Những sơ đồ đơn giản như: Từ 1 nội dung chính chia ra các nội dung nhỏ hơn và chia nhỏ hơn nữa khi đi vào các chi tiết.

Đặc biệt khi nhìn vào 1 sơ đồ như vậy chúng ta không bị quên bất kỳ nội dung gì dù là nhỏ nhất đúng không ạ?

Một thực tế hiện nay cho thấy trên thế giới thì sơ đồ tư duy được sử dụng và phổ biến rất rộng rãi trong giáo dục nhưng hiện nay ở Việt Nam thì sơ đồ tư duy còn khá xa lạ. Vậy tại sao lại có những nghịch lý này?

 Qua thực tế giảng dạy và được phản hồi từ các bậc cha mẹ thì nguyên nhân này được đưa ra như sau:

  • Vẽ sơ đồ tư duy rất mất thời gian, tốn giấy, không hiệu quả.

  • Vẽ sơ đồ tư duy lâu hơn việc cho con ngồi chép lại bài.

  • Con vẽ sơ đồ tư duy rất xấu và chưa biết vẽ như thế nào?

Hầu như ai trong số chúng ta khi nghe thấy 1 phương pháp mới có hiệu quả cho việc học của con thì về rất hăm hở bắt tay vào làm ngay, nhưng ít ai trong số đó bỏ thời gian, công sức ra tìm hiểu và tập dượt trước khi áp dụng cho con. Vậy nên những lời kêu ca phàn nàn không thể tránh khỏi được.

Qua đây tôi cũng muốn hướng dẫn bạn  đọc vài những điều cơ bản khi chúng ta sử dụng sơ đồ tư duy vào bài học của mình, hoặc có thể áp dụng khi dạy con chúng ta.

Bước 1 : Xác định từ khóa: Chúng ta chọn ra cho mình những từ khóa quan trọng và nêu bật được nội dung bài học.

Bước 2 : Vẽ chủ đề ( Nội dung chính) ở trung tâm:

  • Chúng ta vẽ nội dung ở trung tâm sau đó triển khai ra các ý nhỏ

  • Chúng ta cần có những hình ảnh nổi bật chủ đề chính để có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

  • Các bạn có thể dung các màu sắc mà mình yêu thích.

Bước 3 :Vẽ thêm các tiêu đề phụ (Ý chính 1,2,3,...)

  • Vẽ những ý phụ nối liền với nội dung chính đi kèm với đó là những từ khóa

  • Khi vẽ những ý phụ chúng ta cần phân chia xem có bao nhiêu ý phụ để có thể trình bày 1 cách khoa học, đầy đủ và đảm       bảo nội dung cần triển khai ( tránh chỗ thừa, chỗ thiếu)

Bước 4 : Vẽ các nhánh ( ý phụ) cấp 2, cấp 3, …

  • Sau khi vẽ những ý chính chúng ta chia nhỏ thành các nhánh nhỏ hơn để trình bày các ý phụ hay những chi tiết nhỏ hơn bổ  sung ý, nội dung ý chính cần triển khai.

  •  Chú ý những nội dung được triển khai theo nhánh chúng ta trình bày hoặc sử dụng những màu sắc giống nhau để có sự  thống nhất nội dung.

  •  Tất cả các ý được triển khai từ 1 nhánh cần cùng có điểm xuất phát.

Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa thêm phần sinh động cho sơ đồ.

Chúng ta nên dùng những hình ảnh hoặc những ký hiệu để tăng phần hấp dẫn cho sơ đồ của mình. Tránh sự khô cứng, cũng như giúp chúng ta có những cách ghi nhớ nội dung và có sự liên tưởng về bài học tốt hơn.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good