Back To Top

banner im good

khoa hoc toan tu duyThế giới xung quanh chứa đựng muôn vàn điều lý thú và bổ ích với trẻ thơ khiến chúng luôn thích thú và hào hứng tìm hiểu. Nhu cầu tìm hiểu vạn vật xung quanh của trẻ sẽ càng được thúc đẩy mạnh mẽ  nếu tri thức ấy được kết hợp hài hòa cùng những bức tranh sinh động, mang đầy đủ tính khoa học. Mong muốn giúp trẻ tăng cường hơn về năng lực nhận thức toán học, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và trí tưởng tượng , nhiều cha mẹ đã lựa chọn cho con tham gia các khóa học toán tư duy. Bởi kỹ năng toán học cũng rất cần thiết  cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

 

Một số phương pháp học toán tư duy hiệu quả.

1. Ghi nhớ các số:

Để giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ các số từ 0 đến 10 chúng ta có thể chuẩn bị 10 mảnh giấy đã ghi các số, sau đó gấp đôi mảnh giấy lại đặt vào trong một chiếc rổ nhỏ. Ngoài ra chúng ta chuẩn bị hai chiếc rổ khác, một chiếc để không, một chiếc rổ đựng các quả bóng nhỏ. Khi bắt đầu trẻ sẽ lấy mảnh giấy bất kì, mở ra, ghi nhớ số đã ghi trong mảnh giấy. Tiếp tục trẻ sẽ đếm và lấy số lượng bóng đủ với số đã có trên giấy đựng vào chiếc rổ không. Chúng ta hãy đọc to tên gọi của số trên mảnh giấy, cùng trẻ kiểm tra lại số bóng có trong giỏ có tương ứng với con số đã đọc không.

2. Nhận biết và phân biệt hình dạng:

Với mục đích giúp trẻ phân biệt được các hình dạng: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác… Chúng ta có thể chuẩn bị 6 tấm bìa giấy cứng to, chia thành sáu phần bằng nhau rồi vẽ các hình tương ứng lên giấy. Tiếp theo chúng ta dùng dao cắt để đảm bảo các hình vẽ và giấy không bị rách. Bìa giấy thứ nhất chúng ta vẽ các hình tròn có kích thước khác nhau, bìa giấy thứ 2 vẽ các hình tam giác có góc và chiều dài cạnh khác nhau. Bìa giấy tiếp theo vẽ các hình chữ nhật, hình vuông, và cạnh đáy của hình chữ nhật đều bằng cạnh đáy của hình vuông. Các bìa giấy còn lại vẽ các hình 4 cạnh, 5 cạnh, 6 cạnh,hình êlip,hình tam giác cong, hình thang, hình thoi. Sau đó chúng ta hướng dẫn trẻ tìm hình, sờ tay lên cạnh các hình học để nhận biết lại hình dáng, rồi đặt các hình đó lên trên miếng bìa cứng theo đúng vị trí tương ứng với hình cần sắp xếp. Ngoài ra, để mở rộng quan sát cho trẻ, chúng ta có thể cho trẻ tìm các đồ vật có hình giống nhau trong nhà như: chiếc đồng hồ hình vuông, chiếc đĩa hình tròn…

3. Ghép tranh ảnh thành đôi:

Muốn cho trẻ bồi dưỡng khả năng tập trung, ý thức có trật tự và phân biệt được số lượng,chúng ta có thể chuẩn bị cho trẻ khoảng 3 – 5 đồ vật như thìa, bát, cốc, đồ chơi  bằng nhựa hoặc bông kèm theo các tranh ảnh về các đồ vật đó , sau đó cho trẻ tìm và xếp lần lượt các đồ vật và tranh thành từng đôi giống nhau. Sau đó chúng ta hướng dẫn trẻ đếm số lượng đồ vật để trẻ ghi nhớ lâu hơn về số lượng.

Chúc các bạn sẽ đạt được kết quả tốt trong việc giúp con tiếp thu các tri thức và hứng thú hơn với bộ môn toán tư duy!

                                                                                                              

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good