Back To Top

banner im good

cach giup tre ham hocĐối với các bậc làm cha mẹ, chắc hẳn ai cũng mong muốn con mình có tính tự giác trong học tập và ham học. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có phương pháp phù hợp để giúp con có sự hào hứng và đam mê trong học tập. Hơn nữa, với cường độ học của học sinh hiện nay cộng với nội dung chương trình học khô khan và nặng nề rất dễ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, thậm chí bị áp lực.

 

 

 

 

 

Vậy làm thế nào để giúp trẻ ham học mà cả bố mẹ và trẻ đều không bị áp lực

I’m Good xin chia sẻ

Một vài cách giúp trẻ ham học cho con khi con bước vào lớp 1.

Quan tâm đến môi trường học tập của trẻ  

Môi trường học tập ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học của con. Đôi khi có những vấn đề nảy sinh trong lớp học như: bị bạn bè cô lập, con không theo kịp các bạn, hay căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn,…cũng khiến con bị áp lực và sợ đến trường. Vì vậy cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm đến môi trường học tập của con để kịp thời tháo gỡ những khó khăn mà con trẻ đang gặp phải, giúp con có hứng thú mỗi khi đến trường.

Hãy dành cho con những lời khen

Một trong những cách giúp trẻ ham học đó là dành cho trẻ những lời khen để tạo cho trẻ động lực trong học tập. Nhưng khen con cũng cần phải có tính khoa học cha mẹ nhé. Đừng chờ đến khi con đạt được thành tích nổi bật so với bạn bè mới khen con, bởi vì con trẻ luôn cần được cha mẹ khen ngợi để thấy rằng nó được quan tâm và ghi nhận. Lời khen của cha mẹ sẽ là động lực để trẻ quyết tâm và cố gắng đạt thành tích cao hơn nữa. Nhưng cha mẹ cũng đừng khen con một cách “vô tội vạ” vì trẻ sẽ bão hòa vì điều đó, thậm chí trẻ sẽ hiểu nhầm rằng cha mẹ chỉ khen cho có. Vậy nên khen ngợi cũng cần đúng thời điểm, lời khen phải cụ thể và có cả sự chân thành nhé cha mẹ.

Phần thưởng của cha mẹ là điều mà con trẻ đều mong đợi

Trên thực tế, có nhiều cha mẹ dùng cách “treo” phần thưởng để khuyến khích con trẻ đạt thành tích cao trong học tập. Cách này không sai vì phần thưởng của cha mẹ là điều mà trẻ nào cũng đều mong muốn có được, và từ đó con trẻ sẽ có động lực để phấn đấu. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng đều thành công khi áp dụng phương pháp này. Việc gắn phần thưởng với thành tích học tập sẽ hình thành cho trẻ suy nghĩ học chỉ để lấy được phần thưởng ấy chứ không hiểu được việc học tốt sẽ mang đến cho trẻ lợi ích gì. Một phần thưởng quá lớn cũng là điều không nên. Vì vô tình cha mẹ đã tạo áp lực cho trẻ, khiến chúng cảm thấy căng thẳng với việc làm sao đạt thành tích. Nếu thất bại, trẻ dễ sa vào tâm lý tự ti, thất vọng về bản thân.

tang qua cho be

Và một điều quan trọng nữa cha mẹ cũng nên nhớ rằng, đừng chỉ khi con đạt thành tích mới thưởng quà cho con. Đôi khi, con không đạt được kết quả như mong muốn nhưng con đã cố gắng hết sức, lúc này cha mẹ hãy tặng cho con một món quà khích lệ tinh thần cho con. Cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu rằng phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng  với sự cố gắng và nỗ lực của con.

Tạo cơ hội cho con phát huy hết sở trường và được bày tỏ quan điểm.

Việc bố mẹ muốn bồi dưỡng và phát huy những kiến thức phổ thông cho con là điều hoàn toàn đúng đắng và không thể thiếu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tìm hiểu những kỹ năng và lĩnh vực mà con thật sự nổi trội và yêu thích để con có cơ hội phát triển bản thân. Đừng ép buộc con phải trở thành bác sĩ khi con lại yêu thích và có năng khiếu với hội họa. Cha mẹ hãy nhớ rằng, chính lòng đam mê là cách giúp trẻ ham học tốt nhất và thế mạnh về kỹ năng sẽ giúp chúng dễ thành công. Bên cạnh đó, việc rèn luyện bằng cách tự trình bày quan điểm lập trường hay biểu lộ cảm xúc của mình trước những gì được học sẽ giúp trẻ tự tin và có hứng học tập hơn.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good