Back To Top

banner im good

Bệnh lười học ở trẻ

Bệnh lười học ở con trẻ trong xã hội hiện đại, cha mẹ đang quá lo lắng về chuyện học hành của con trẻ. Kéo theo đó là một xã hội công nghệ thông tin phát triển khá mạnh làm. Trẻ mãi chơi và không ý thức được việc học của mình. Vậy làm cách nào để cha mẹ có phương pháp giúp con chăm học mà không phải đau đầu? Chúng ta cùng tìm hiểu một số cách đơn giản sau?

 

 

 

Phương pháp giúp con chăm học

1. Cha mẹ hãy để con ý thức được việc học là của mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cũng có thể cho trẻ nuôi thú cưng. Dọn dẹp nhà, phụ mẹ nấu ăn. Dù trẻ còn nhỏ vẫn biết đổ thức ăn vào bát cho chúng, Khi lớn hơn, chúng có thể chăm sóc và làm bạn với chúng, đây chính là một việc trẻ nên làm. Chính vì thế chúng sẽ biết yêu quý động vật hơn.

Còn với việc học cũng vậy, tại sao với xã hội hiện đại nhiều bậc phụ huynh vẫn đang đau đầu về vấn đề thúc ép con mình tạo thói quen tự học bài ở trẻ, mà không hình thành cho con tính tự giác trong học tập để ngay từ khi còn nhỏ. Con đã ý thức được việc mình làm, hiểu được việc học là của mình. Tuy nhiên cha mẹ phải nhớ rằng người đang bị thúc ép là bọn trẻ.

Việc học ở nhà chỉ mang tính chất là hoàn thành bài tập về nhà mà cô giáo giáo, hoặc nhiều trường hợp các con chỉ học những môn yêu thích của mình. Việc học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do, thoải mái. Việc học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho. Vì vậy, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm.

Chưa kể trẻ có nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào học sinh. Có con thích toán, có bé ham lý, hóa. Vì thế, cha mẹ hãy theo sát con để tìm hiểu xem con mình yêu thích môn môn nào, chúng có thực sự đam mê với môn học đó không. Tùy vào cấp độ học tập chúng sẽ thay đổi hoàn thành ngay cả những môn học chúng yêu thích

Một phần cha mẹ đã hiểu được môn học yêu thích của con, một phần đi tìm hướng giải quyết cho vấn đề lười học để có hướng giáo dục tốt nhất

2. Cha mẹ hãy để con hình thành thói quen tự học bài mà không phải nhắc. 

Hãy bắt đầu ngay khi con vào lớp 1, và việc đầu tiên cha mẹ nên làm là không nhắc con học bài. Điều này hoàn toàn trái ngược với đại đa số các bậc cha mẹ hiện tại nhưng nó lại có tác dụng rất tốt. Nhiều cha mẹ sẽ thốt lên rằng tại sao lại không nhắc, không nhắc con sẽ không học. Điều này cũng không hẳn là sai, nhưng hãy để trẻ tự nhận thấy việc học là của mình, không phải của ta, nếu cứ nhắc thì bọn trẻ sẽ chờ ta nhắc rồi mới học, và do đó nó sẽ nghĩ việc học là của cha mẹ.Hãy giúp con hình thành thói quen tự động học tập

3. Tạo mối liên hệ với cô giáo của con

Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

4. Hãy để con biết nhận lỗi và không bao giờ bênh con. 

Ông bà xưa có câu” Thương cho roi cho vọt” nên cha mẹ hãy dạy dỗ con cái thật nghiêm khắc, đương nhiên sẽ sót con vô cùng vì nó bị đánh hoặc nhẹ hơn là bị mắng, nhưng chúng sẽ ngoan hơn. Nhận thức của con từ những việc nhỏ nhất sẽ hình thành cho con thói quen tốt, con biết mình sai và đương nhiên con sẽ phải nhận lỗi. Nếu trong trường hợp con bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, còn có rất nhiều người đối xử không tốt với con, từ đó con sẽ biết cách ứng xử tốt nhất. Nên chính vì thế, cha mẹ hãy để con biết biết nhận lỗi và không bao giờ bênh con.

5. Luôn đưa ra những hình phạt khi con không hoàn thành nhiệm vụ. 

Nhiệm vụ đưa ra đồng nghĩa với việc chúng ta phải hoàn thành, bản thân các con cũng vậy. Việc không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo kêu, la thì cha mẹ hãy có biện pháp với con nhưng đừng phạt ngay. Khi con thấy cả cha mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa. Và cha mẹ đừng nhắc đi nhắc lại những tội lỗi của con, một điều đáng xấu hổ nên chẳng con nào chịu nổi. Còn nếu con được khen cha mẹ hãy tạo động lực đê con phấn đấu hơn như cho con thêm một lời khen từ mình sẽ có tác dụng vô cùng lơn.

6. Không so sánh con với người khác .

Hãy hiểu rõ hoàn cảnh để so sánh con bạn với những đứa trẻ khác, đôi khi nó là sự xúc phạm nhân cách của con. Con sẽ có điểm mạnh, điểm yếu  riêng của mình. Vì thế, hãy khen ngợi mọi sự phấn đấu và nỗ lực của con. Cách khen này sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

7. Hãy ngừng việc thưởng cho con. 

Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Khi xác định đó là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn so với việc của người khác.

8. Việc học là của con, cha mẹ không nên giảng bài cho con. 

Cha mẹ hãy ngừng ngay việc giảng bài cho con, vì đơn giản cách giảng của cha mẹ sẽ khác hoàn toàn với cách mà cô giáo hướng dẫn con, nên con sẽ không biết đâu là đúng đâu là sai. Vì thế, cha mẹ hãy hướng dẫn con đến hỏi cô giáo, Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu 1 chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua.         

9. Tạo sự gắn kết cùng cô giáo của con

Mặc dù không nhắc con học bài nhưng các bậc phụ huynh hãy tạo mối liên hệ chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập về nhà. Rõ ràng, khi không bị nhắc học, trẻ sẽ quên luôn. Và người có đủ tư cách nhắc học mà trẻ vẫn hiểu việc học chính là cô giáo Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good