Back To Top

banner im good

questoes de temas de matematica que caem no enem e1471877704385Đổi đơn vị đo độ dài trong chương trình toán ở bậc tiểu học là dạng toán hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên việc chuyển đổi đơn vị đo vẫn còn là nỗi “ám ảnh” của nhiều học sinh, các con không biết đổi hoặc đổi sai do việc nắm mối quan hệ giữa các đơn vị đo còn rất nhiều hạn chế. Với những phương pháp đơn giản dưới dây, hi vọng sẽ giúp các con nắm vững và giải tốt hơn các bài tập của dạng toán này.

Đổi đơn vị đo độ dài

Danh số đơn, đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.

Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với một đơn vị đo.

Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng cách lập bảng sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ:

Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi
4,165 m = …………cm 4 1 6, 5 416,5 cm
70 cm = …………. m 0, 7 0   0,70 m

Căn cứ vào yêu cầu của đầu bài đã cho, hướng dẫn học sinh xác định từng chữ số trong đầu bài thuộc đơn vị nào để lần lượt điền vào bảng như: 4 là 4m, 1 là 1 dm, 6 là 6 cm, 5 là 5 mm; mà đầu bài yêu cầu đổi ra đơn vị là cm nên ta đặt dấu phẩy sau chữ số 6 ở đơn vị cm. Rồi tương tự như thế đối với các bài tập khác.

Khi hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:

1. Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.

2. Xác định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào.

3. Đối với bài tập đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì chữ số hàng đơn vị của nó luôn gắn với tên đơn vị đó trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi.

4. Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi rồi ghi kết quả vào bài làm.

Danh số phức, đổi từ danh số phức sang danh số đơn và ngược lại:

Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi

8m5dm = …………cm

            = ………….mm

8 5 0 0

850cm

(8500mm)

7,086m = …….dm…….mm 7 0 8 6 70dm86mm
63dm5mm = …………m 6, 3 0 5 6,305m

Tương tự như ở danh số đơn, căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp.

Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi.

Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.

Đổi đơn vị đo diện tích

Tương tự như đơn vị đo độ dài để tránh nhầm lẫn giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập bảng đổi ra nháp. Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan hệ của các đơn vị đo.

2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ mỗi đơn vị đo liền nhau nó phải thêm 2 chữ số 0 (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 2 chữ số.

Lưu ý khi lập bảng:

1. Có thể lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tùy theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất là gì, nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp.

2. Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột

3. Trong bảng phân tích mỗi đơn vị phải đủ 2 chữ số. Nếu ở đơn vị tương ứng nào chỉ có một chữ số hoặc không có thì ghi vào một hoặc hai chữ số 0.

4. Tùy theo đề bài yêu cầu đổi đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy hoặc chọn giá trị số phù hợp với đơn vị cần đổi.

Đơn vị đo thể tích

Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hoặc ngược lại.

Để thực hiện đổi chính xác, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập bảng:

Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số nếu là danh số phức; viết thêm chữ số 0 vào bên phải cho đủ 3 chữ số nếu là danh số đơn.

Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỏ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.

Đổi đơn vị đo diện tích tương tự như đổi đơn vị đo độ dài, cần nắm vững thứ tự xuôi, ngược của bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đó để rút ra cách đổi.

Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan hệ của các đơn vị đo: 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn vị từ lớn sang bé mỗi đơn vị đo liền nhau luôn ứng với 2 chữ số.

Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.

Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị bé ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good