Back To Top

banner im good

meo hoc tieng viet hieu qua

Ông cha ta vẫn có câu nói ”phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả không sai.

Bộ môn tiếng Việt vẫn khiến nhiều học sinh cảm thấy khó khăn, bởi tu từ cú pháp sao mà rườm rà, phức tạp, trường từ vựng thì vô cùng phòng phú. Vậy làm thế nào để học sinh dễ hiểu, yêu thích bộ môn đầy thú vị này, mời các bậc cha mẹ tham khảo thêm

Một số phương pháp dạy trẻ học tiếng việt dưới đây:

Trước khi học (chuẩn bị bài về nhà)

Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo  cách hiểu  của trẻ.

Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu,thắc mắc của trẻ để vào lớp  trẻ sẽ tập trung thảo luận và nghe thầy cô giảng giải những vấn đề đó.

Khi học trên lớp

  • Phụ huynh nhắc nhở trẻ cần tập trung cao khi vào bài mới, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các ví dụ thầy cô đưa ra để hình thành các khái niệm.
  • Khích lệ trẻ tích cực tham  gia vào hoạt động nhóm, tổ và phát biểu ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự tin (đừng sợ nói sai, nói dở…)
  • Khuyến khích trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, nêu những thắc mắc của bản thân.
  • Ghi chép đầy đủ, chính xác:
  • Cần dạy trẻ cách dùng bút ghi nhớ (bút màu) để đánh dấu,gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng mà thầy cô nhấn mạnh trong bài học ở sách giáo khoa và vở ghi.
  •  Dạy trẻ thói quen ghi chú vào sách (hoặc sổ tay) các phần giải đáp bài tập,các ví dụ thơ văn…sau khi thầy cô đã sửa bài để mình có thể ứng dụng vào các dạng bài tương tự hoặc tham khảo thêm.
  • Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt (có thể thuộc ngay những ghi nhớ ngắn) để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, tập đọc, viết văn bản và tìm hiểu giá trị, ý nghĩa, nội dung các bài thơ, các tác phẩm nghệ thuật.

Sau khi học

  •  Cách để ghi nhớ tốt nhất chính là thực hành thường xuyên,nói thường xuyên thậm chí có thể giảng giải lại cho người khác để khắc sâu ghi nhớ.
  •  Học bài cũ: Xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần ghi chép để thuộc bài (hiểu, nhớ các ý trọng tâm, các nội dung chính)
  • Làm bài tập để khắc sâu kiến thức. cần tập đọc,học đánh vần,tập viết, viết được các đoạn văn miêu tả, biểu cảm…có các yêu cầu về ngữ pháp
  • Biết liên hệ thực tế các bài văn, bài thơ, các tác phẩm văn học để liên hệ và lấy các vì dụ liên quan đến nội dung bài học của mình, liên hệ thực tế bản thân, đời sống, những vấn đề bức thiết của đời sống vào nội dung bài tập. Từ đó có thể dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn,dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý trong sáng,giàu sức biểu cảm và có nội dung gần gũi,ý nghĩa.
  • Đọc thêm các tài liệu tham khảo để khắc sâu, mở rộng kiến thức. Việc áp dụng các thực trạng của đời sống hiện nay vào bài học càng khiến cho bài tập của mình thêm chắc chắn và có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good