Back To Top
Trí nhớ là tài sản vô giá của mỗi người, tuy nhiên nếu bạn không có phương pháp rèn luyện trí nhớ thì bạn sẽ dễ dàng đánh mất nó bất kỳ lúc nào. Đừng chủ quan cho rằng trí nhớ là khả năng bẩm sinh nên không cần phải trau dồi, rèn luyện mỗi ngày. Vậy phải rèn luyện trí nhớ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ghi nhớ là một kỹ năng và khả năng quan trọng, cần thiết được chúng ta sử dụng trong cả cuộc đời. Ghi nhớ đóng vai trò cần thiết hơn cả trong nhóm các chức năng tri giác, có trong các việc như đọc, lập luận, tính toán.
Bí quyết để có trí nhớ tốt là cách ghi nhớ “biến những thứ cần ghi nhớ thành thứ không thể quên, biến chúng thành thứ gì đó kỳ lạ, hài hước hoặc có liên quan gần gũi”. Ví dụ, gắn tên của một người bình thường với một nhân vật nổi tiếng, chẳng hạn như nếu gặp ai đó tên là Elizabeth, hãy tưởng tượng người đó là nữ hoàng đang đeo vương miện trên đầu. Tất các các hoạt động bạn làm như vậy sẽ giúp tạo ra những kết nối mới giữa các tế bào thần kinh khác nhau trong não bộ và giúp trí nhớ bạn sẽ được cải thiện hơn.
Giữ được sự tập trung của bản thân vào một việc cụ thể nào đó có thể duy trì sự chú ý ngay cả xung quanh bạn sẽ rất ồn ào và bị ngắt quãng sẽ giúp bạn rèn luyện một trí nhớ tốt.
Bạn có thể rèn luyện tập trung bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày, nhưng cũng đừng nên cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, mà tập trung vào các thông tin bạn muốn ghi nhớ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ kĩ nó sau này. Trong thực tế, nó có thể giúp bạn nhớ những điều cụ thể, thậm chí nếu bạn không nhớ chính xác, bạn chắc chắn sẽ thấy quen thuộc nếu bạn tập trung.
Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.
Sử dụng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Dùng sơ đồ tư duy không những giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp bạn sáng tạo hơn, có một cái nhìn tổng thể về một vấn đề nào đó. Vì vậy, hãy tìm hiểu phương pháp rèn luyện trí nhớ bằng bản đồ tư duy, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều đấy.
Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn tốt cho tinh thần, giúp bạn cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả. Hằng ngày, bạn hãy dành ra 30 phút với những bài tập thể dục đơn giản như chạy bộ, đi xe đạp,... hay tham gia các bộ môn như bơi lội, cầu lông, yoga,... Theo nghiên cứu do các chuyên gia đại học Texas - Dallas - Mỹ thực hiện và công bố cuối năm 2013 thì chỉ sau 6 tuần luyện tập, tâm tính của nhóm người trên 50 đã được cải thiện rõ rệt so với nhóm tĩnh tại, ít vận động.
Đọc sách mỗi ngày không chỉ giúp bạn làm giàu kiến thức, giảm căng thẳng, mệt mỏi mà đây còn là cách hay để bạn tăng cường trí nhớ. Khi đọc một cuốn sách, bạn phải nhớ từng nhân vật, tính cách, ngoại hình,... cũng như các tình tiết, diễn biến trong mỗi câu chuyện. Điều này sẽ được não bộ của bạn ghi nhớ lại một cách dễ dàng. Một khi não liên tục được làm việc với các thông tin, xử lý thông tin thì khả năng nắm bắt, nhạy bén với thông tin cũng tăng lên. Từ đó, trí nhớ của bạn cũng được cải thiện tốt hơn. Do đó, bạn nên giảm thời lượng xem phim, lướt web mỗi ngày và tăng thời lượng đọc sách để rèn luyện trí nhớ của mình nhé!
Theo một nghiên cứu của đại học Y khoa Harvard, Mỹ thì rau xanh như rau cải xoăn, tỏi tây, súp lơ và bắp cải… là những loại thực phẩm giàu hóa chất phytochemicals, có tác dụng kích thích tế bào não hoạt hóa. Do đó, bạn nên tập thói quen đưa rau xanh và trái cây vào bữa ăn hằng ngày của gia đình để giúp tăng cường trí nhớ cho những người thân yêu của mình nhé!
Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, nhất là với những người lao động trí óc. Giấc ngủ trưa có tác dụng cung cấp thời gian để tái sinh và phục hồi tế bào, là cách hiệu quả để bạn nâng cao sự tỉnh táo, hiệu suất làm việc vào buổi chiều. Theo đó, một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 15 - 30 phút sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn ngủ, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần sảng khoái hơn. Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi, giấc ngủ trưa sẽ giúp họ củng cố trí nhớ, giảm thiểu sự lú lẫn.