Back To Top

banner im good

hoc 1378435892Cha mẹ nào cũng mong muốn con thông minh, ham hiểu biết và tự học hỏi được những điều hay từ chính môi trường sống của bản thân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu trẻ có được sự bồi dưỡng, hỗ trợ hợp lý từ cha mẹ, thầy cô, con sẽ có nền tảng cơ bản để tự mình khám phá và phát triển các khả năng của bản thân.

Vậy, làm thế nào để cha mẹ giúp con ham học hỏi, có được hướng đi đúng để tự phát triển được bản thân từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Cha mẹ có thể tham khảo một vài phương pháp dưới đây để  có thể ứng dụng hiệu quả với bé ở nhà không nhé.

1. Rèn luyện cho trẻ thói quen nghe, đọc sách: 

Việc trẻ thích đọc sách thật tuyệt. Bởi thông qua hoạt động bổ ích đó, cha mẹ có thể giúp con dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức đa dạng trong cuộc sống. Đọc sách giúp cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng được tăng cường rõ rệt. Nhất là việc đọc, nghe, ghi nhớ và thảo luận không chỉ hỗ trợ trẻ phát huy được vốn từ sẵn có mà còn thúc đẩy được nhu cầu tìm hiểu và sự ham học hỏi của con. Đồng thời, để tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng của mình, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ được tự do thể hiện suy nghĩ, khả năng của mình, du lịch qua từng trang sách có hình ảnh sống động với các vùng đất mới, không gian mới.

20140227090811 docsach

Có như vậy cha mẹ mới thấu hiểu được điều trẻ mong muốn, những hoạt động trẻ yêu thích và khơi dậy ở con niềm hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh.

2. Tham gia các hoạt động ở trường hoặc sinh hoạt các câu lạc bộ dành cho trẻ:

Ở trẻ em có một số quy luật phát triển rất tự nhiên như: tâm trí tiếp thu, điều đó làm cho trẻ rất tò mò và khao khát tìm kiếm khám phá  đối với môi trường xung quanh. Từ nhu cầu học hỏi và hoạt động khám phá môi trường xung quanh giúp khả năng phối hợp của bản thân trẻ được hoàn thiện, năng lượng bên trong được giải phóng, góp phần giúp trẻ có những biểu hiện hành vi thích hợp.

1436802028 hyiwanh 4 hfos

 

Cho bé tham gia các hoạt động gắn liền với đời sống thường ngày ở trường, lớp hoặc ở địa phương… điều đó sẽ giúp con có điều kiện giao tiếp, học hỏi và tích lũy nhiều hơn các kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời khi được tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa, con cũng có cơ hội mở rộng mối quan hệ, tăng cường vốn hiểu biết cho bản thân.

3. Tạo điều kiện cho con có những trải nghiệm mới:

Giai đoạn từ 3 tuổi trở lên tâm trí tiếp nhận của trẻ không còn trong trạng thái vô thức mà đã chuyển sang trạng thái có ý thức hơn. Nhờ có sự tăng cường vận động, trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm phong phú hơn với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trong giai đoạn này, cái mà trẻ cần không chỉ là sự hỗ trợ từ người thân mà còn là môi trường hoạt động tự do. Đó chính là môi trường sống tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Có một số trường hợp, cha mẹ và giáo viên còn là vật cản trở đối với sự phát triển của trẻ.

investigate

Ví dụ: khi trẻ thích và nhặt một chiếc lá, người mẹ lập tức chạy lại bảo trẻ vứt đi vì sợ lá cây bẩn. Hoặc vào ngày trời lạnh trẻ đi chơi, người lớn gọi trẻ về vì sợ chúng ốm, khi con muốn tự ăn nhưng người lớn lại xúc cho trẻ vì sợ rơi vãi… Nếu cha mẹ quá quan tâm nhưng yêu thương không đúng cách cũng sẽ khiến cho tâm trí tiếp nhận của trẻ không được thỏa mãn. Như vậy sẽ làm giảm sự ham học hỏi của trẻ.

Vậy nên rất mong mỗi người làm cha, làm mẹ hãy gần gũi và tìm hiểu sâu hơn nữa để có được phương pháp thực sự phù hợp với mỗi đưa con thân yêu của mình.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good