Back To Top

banner im good

meo hoc tieng viet hieu quaHiện nay, thời buổi công nghệ thông tin hiện đại, có rất nhiều các trang web, bài viết, video dạy cách học tiếng việt cho cả người việt lẫn người nước ngoài. Tuy nhiên việc dạy tiếng việt cho bé đa phần là các bố mẹ tự dạy con ngay từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên việc tự học tiếng việt đang là vấn đề khiến các bố mẹ rất lo lắng. Trước khi trẻ vào lớp 1 các bố mẹ thường tìm những nơi tin tưởng để gửi gắm con vào học chữ trước. Mặc dù vậy, nếu các bậc phụ huynh biết cách sẽ biến việc học tiếng việt của con trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

 

Một số mẹo hay giúp bé tự học tiếng việt đơn giản.

Dạy bé học tiếng việt bằng cách bắt chước

Trẻ nhỏ khả năng bắt chước rất tốt, do vậy có thể từ hành động đến lời nói của bố mẹ sẽ được bé truyền tải lại với giọng điệu và phong cách rất ngộ nghĩnh ngay từ khi con mới được 2 tuổi. Việc bắt chước này sẽ còn kéo dài cho đến khi bé lớn và sẽ ít đi khi trẻ bắt đầu đi học.

Áp dụng ngay đặc điểm này của bé, bố mẹ hãy nói đi nói lại nhiều lần hoặc diễn tả hành động đi kèm để kích thích sự chú ý và tập trung của trẻ, bé sẽ rất thích thú và sẽ ghi nhớ được rất nhanh.

Bố mẹ có thể cùng con đóng vai làm cô giáo, học sinh, trẻ sẽ rất hứng thú khi được làm cô giáo của bố mẹ mình đấy.

Dạy bé học tiếng việt bằng các trò chơi

Bố mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi bằng các thẻ chữ, tấm ghép, hình học…có nhiều màu sắc để đố trẻ các từ ngữ liên quan đến màu sắc, hình dạng, mặt chữ, mặt số…

Trẻ vừa học vừa chơi sẽ tạo cho trẻ hứng thú học tập và việc học với trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn. Bố mẹ hãy dừng lại việc học trước khi trẻ có biểu hiện chán, bởi trẻ con thường rất nhanh chán, nếu cứ lặp đi lặp lại mãi một trò quen thuộc sẽ khiến cho trẻ chán nản, không muốn học, cũng chẳng muốn chơi nữa.

Do vậy, thời gian vừa chơi, vừa học với bé cũng rất quan trọng, việc chọn đúng thời điểm để chuyển sang nội dung khác sẽ được quyết định bằng tính cách của bé, mức độ thích thú của bé đối với mỗi trò chơi khác nhau.

Dạy bé học tiếng việt theo kiểu mưa dầm thấm lâu

Mỗi ngày một chút, một chút một, kiên trì bền bỉ hàng ngày mới có thể tạo thành thói quen cho bé. Bé học tiếng việt cũng như người lớn chúng ta học tiếng anh, việc được rèn luyện, nói thường xuyên hằng ngày sẽ khiến trẻ khắc sâu ghi nhớ, thậm chí còn giúp trẻ luyện nói, luyện cách diễn đạt trình bày nữa.

Trẻ lứa tuổi này thường rất hay hỏi, hỏi nhiều, hỏi đến tận cùng vấn đề cho đến khi trẻ tự cảm thấy hài lòng mới thôi chứ không quan trọng việc mẹ đã trả lời đúng nội dung câu hỏi của mình chưa. Đôi khi các mẹ sẽ cảm thấy thật khó chịu bởi con cứ hỏi lung tung, bố mẹ bận hoặc không biết trả lời làm sao nên lại mắng chúng là hỏi gì mà hỏi nhiều thế. Chính những câu nói đó của bố mẹ sẽ khiến cho con trẻ không dám hỏi, dần dần sẽ bớt việc ham học hỏi, tò mò khám phá của trẻ như câu chuyện tôi sẽ chia sẻ sau đây:

Khi đi trên xe bus tôi gặp 1 cô bé 4 tuổi đang ngồi cạnh mẹ, cô bé cứ luyến thoắng hỏi mẹ hết cái này đến cái khác. Đến khi đi qua khu vực Cầu giấy, cô bé hỏi mẹ: Mẹ ơi, đây là đường gì đấy.

Mẹ cô bé trả lời: Đây là đường Cầu giấy con ạ.

Mẹ ơi! Cây cầu này được làm bằng giấy hả mẹ?

Mẹ cô bé bắt đầu cảm thấy khó chịu trả lời:

Cầu này được làm bằng bê tong, không phải được làm bằng giấy.

Cô bé lại tiếp tục chuỗi thắc mắc vô tận của mình:

Sao người ta không gọi là cầu bê tông mà lại gọi là cầu giấy hả mẹ?

Lúc này mẹ cô bé phần vì không biết phải trả lời như thế nào, phần ngại vì câu chuyện của 2 mẹ con gây ồn ào. Mẹ bé liền trả lời:

Hỏi gì mà hỏi lắm thế. Trật tự ngồi yên đi. Không hỏi vớ vẩn nữa.

Cô bé phụng phịu do chưa thỏa mãn với câu trả lời của mẹ nhưng cũng không hỏi gì thêm.

Dạy con học theo nhu cầu của trẻ.

Không phải cứ ngồi vào bàn học, chơi trò chơi liên quan đến học mới là thời điểm để mẹ dạy bé tiếng việt. Đôi khi bé đang tò mò, muốn khám phá, muốn biết 1 điều gì đó. Cho dù bố mẹ bận đến nhường nào cũng nên giành chút thời gian để trả lời con trẻ, bởi đây là lúc thích hợp nhất để khắc sâu ghi nhớ trong trẻ, còn gì hơn khi trẻ chủ động muốn học hỏi, khám phá ?

Khi trẻ hỏi đây là cái gì? Bố mẹ đừng nóng vội trả lời cho con ngay mà hãy hỏi con rằng: con thấy nó giống cái gì? Nếu con được đặt tên cho nó con sẽ gọi nó là cái gì? (nếu trẻ chưa trả lời được bố mẹ hãy gợi ý cho trẻ theo kiểu trò chơi chiếc nón kỳ diệu) theo kiểu lật mở từng chữ, trẻ sẽ thích thú và sung sướng nhường nào, chả khác gì trẻ đang sáng tạo ra đồ vật đó cả, lại còn đặt tên cho chúng nữa. Trẻ sẽ không dừng lại ở đó, chắc chắn con sẽ còn nhắc đến, thậm chí lớn hơn chút con sẽ còn miêu tả chúng, nghiên cứu các đặc điểm của chúng nữa.

Tuy nhiên, khi bố mẹ hỏi trẻ, trẻ không muốn trả lời hoặc không có hứng thú học, bố me đừng ép buộc, đừng dùng từ học để trẻ cảm thấy nặng nề, áp lực, hãy dùng những từ ngữ đơn giản, đánh vào tâm lý ham chơi, ham vui, hiếu chiến hiếu thắng của trẻ bằng các cuộc thi, cuộc chơi (đôi khi bố mẹ giả vờ thua 1 chút cũng khiến trẻ háo hức hơn rất nhiều, chúng sẽ nghĩ rằng mình thật giỏi, thật oách vì chiến thắng cả bố mẹ cơ mà)

Hình thành thói quen học tập --> Tham khảo thêm tại bài viết

Bố mẹ hãy cho trẻ học từ những từ ngữ gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của trẻ nhất sẽ khiến trẻ thấy dễ nhớ, dễ tiếp cận với ngôn ngữ của tiếng việt hơn.

Bố mẹ có thể cho con học mọi lúc, mọi nơi, vừa học vừa chơi để giờ học của bé thoải mái để bé chủ động, tích cực hăng hái tham gia học bài hơn.

Việc học cùng con cũng là một thói quen rất tốt của các ông bố, bà mẹ. Bố mẹ thường xuyên đọc sách, học bài, nghiên cứu về học tập sẽ khiến trẻ noi gương và có tinh thần học tập hơn. Bố mẹ nên đọc sách, làm việc trong lúc con học bài để trẻ hiểu rằng bố mẹ cũng học nên con học là điều bình thường, tránh để trẻ có suy nghĩ: tại sao mình lại phải học bài trong khi bố mẹ được ngồi chơi?

Bố mẹ hãy cùng con duy trì thói quen học tập mỗi ngày để hình thành cho trẻ ý thức tự giác học tập, việc học là của bản than con chứ không phải của bố mẹ.

Bố mẹ nên có quy định rõ rang trong việc học tập: tư thế ngồi học, cách học, cách sắp xếp các đồ dùng học tập, cách bảo quản, giữ gìn sách vở, đồ dùng… bởi trẻ không tập trung, hiếu động, ném sách vở…thì việc học không có hiệu quả. Tinh thần học tập, thái độ học tập ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập của bé.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good