Back To Top
Cha mẹ cùng rèn luyện và phát triển tư duy cho trẻ trong những năm đầu đời để con có sự phát triển toàn diện nhất. Hãy cùng tìm hiểu và xây dựng tư duy phản biện cho trẻ. Kỹ năng về tư duy phản biện được phát triển và hình thành trong thời gian dài. Cha mẹ cùng thực hiện các bước sau để nâng cao kỹ năng tư duy phản biện
Cho trẻ đọc một đoạn văn dài, sau đó, đặt ra các câu hỏi và đưa ra những câu trả lời gây tranh luận. Từ đó, trẻ sẽ tập đưa ra ý kiến của riêng mình và lấy những lí do, dẫn chứng để biểu đạt tại sao trẻ lại lựa chọn những kết quả đó. Không nên đưa ra các vấn đề khó, nắm ngoài tầm hiểu biết của trẻ, nên chọn các vấn đề từ dễ đến khó, phù hợp với khả năng của trẻ.
Hãy cùng con kiểm tra lại các thông tin, dữ liệu mà con đã đọc được. Mặc dù ghi nhớ các thông tin, sự kiện không phải là tư duy phản biện nhưng đó là điểm khởi đầu, từ đó tư duy phản biện được tiến hành.
Suy nghĩ để giúp trẻ nhớ lại, hồi tưởng lại. Phân tích giúp trẻ nhận thức được vấn đề theo nhiều khái cạnh khác nhau, gợi ra được những ý tưởng riêng biệt. Hãy đặt những câu hỏi mở để gợi ý cho trẻ suy nghĩ về những vấn đề liên quan. Trẻ đưa ra những ý kiến, chính kiến của bản thân.
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thu thập và tổng hợp thông tin, để đưa ra kết quả, đi đến kết luận và sử dụng thông tin theo một cách mới. Có thể cho trẻ đọc thêm một vài đoạn văn mới có liên quan tới đoạn văn vừa đọc, sau đó đặt một câu hỏi mang tính chất suy luận. Khi đó, trẻ sẽ phải sử dụng các thông tin trong đoạn văn để phân tích, suy luận và trả lời câu hỏi.
Cha mẹ hãy kiểm tra khả năng đưa ra kết luận của trẻ. Để bé tổng quát lại toàn bộ thông tin, đưa ra những ưu điểm và chốt lại ý kiến của mình. Yêu cầu trẻ đưa ra những lý do để giải thích tại sao lại lựa chọn những thứ đó. Đồng thời cũng yêu cầu bé đưa ra những quan điểm ngược lại, phản biện lại ý kiến của chính mình để luyện tập trả lời theo nhiều chiều.
Cha mẹ hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động thường xuyên sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện. Hoạt động này không nhất thiết phải sử dụng lời nói, nó có thể là toan học, thậm chí là âm nhạc. Nếu trẻ có sự quan tâm đặc biệt đến âm nhạc, hãy khuyến khích trẻ sáng tác những đoạn nhạc của riêng mình.