Back To Top

banner im good

toan lop 3Học tập là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm và lo lắng về kết quả, chất lượng mà con đạt được. Tuy nhiên,các bậc cha mẹ đã kiên trì và bền bỉ với con hằng ngày để con có phương pháp học tập tốt nhất? Với phương pháp dạy toán lớp 3, chương trình học bắt đầu nâng cao về các phép tính và các con số. 

Cha mẹ đã áp dụng phương pháp nào để hướng dẫn cho con. Có thể, mỗi cha mẹ có phương pháp riêng và áp dụng với từng con. Chúng ta cùng nhau chi sẻ một vài kinh nghiệm về:

Cách dạy toán lớp 3 cho con.

Thứ nhất: Tư duy phản xạ toán nhanh

Cha mẹ không phải đưa ra cho con một danh sách các phép tính, các phiếu bài tập và yêu cầu con hoàn thành. Nếu con không hoàn thành, cha mẹ cảm thấy bực mình, quát mắng con và bắt con phải hoàn thành tất cả các bài tập, sau đó mới được đi ngủ. Với phương pháp này,sẽ tạo cho trẻ cảm giác phải bắt buộc học, học không phải nhiệm vụ của bản thân con.
Cha mẹ hãy cùng con ngồi học và phản xạ bằng lời. Mẹ có thể đưa ra các bài toán và con sẽ phản xạ bằng lời, không phải ghi chép bằng giấy. Bố mẹ có thể lồng ghép các đồ vật, con vật, cây cối trong các bài toán của con với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Cùng một dạng toán, có thể thay đổi các dữ liệu khác nhau để con có phản xạ nhanh.

Thứ hai: Để con tự học

Thay vì cha mẹ ngồi cạnh con trong thời gian con học buổi tối tại nhà. Cha mẹ hãy rèn cho con nguyên tắc tự giác, tự học. Cha mẹ cùng con lên kế hoạch thời gian biểu,đặc biệt là thời gian học buổi tối. Cha mẹ chia nhỏ thời gian với từng bài tập cho con. Sau khi con hoàn thành bài tập, cha mẹ sẽ kiểm tra lại các bài tập của con.

Thứ ba: Ghi nhớ các quy tắc trong phép toán

  • Quy tắc 1: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo trình tự từ trái sang phải.
  • Quy tắc 2: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái qua phải.
  • Quy tắc 3: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
  • Quy tắc 4: Khi tính giá trị các biểu thức có dấu ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
  • Thứ tư: Rèn cho con tính cẩn thận bằng một quyển nháp

Với môn toán là môn học với các con số, cha mẹ hãy tạo cho con thói quen nháp trước khi hoàn thiện bài vào vở bài tập của con. Nháp là cách để con tìm ra lời giải một cách nhanh. Khi con trình bày lời giải vào vở là một lần con ghi nhớ và hoàn thiện bài tập của con.

Có rất nhiều trò chơi tư duy có thể kết hợp để rèn luyện phản xạ và bổ túc cho môn học toán: ghép các hình khối ( hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật,..), lắp ghép các con số theo tranh,… để con rèn được phản xạ và tư duy nhanh bằng quan sát và phản xạ bằng lời nói. Học mà chơi, chơi mà học giúp con có sự thoải mái, hứng thú và tập trung hơn trong giờ học.

Cha mẹ hãy lựa chọn cho con phương pháp học tập phù hợp nhất để con có tư duy phản xạ và tự giác trong học tập.

Cha mẹ đã dạy con học toán lớp 3 như thế nào?

Học tập là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm và lo lắng về kết quả, chất lượng mà con đạt được. Tuy nhiên,các bậc cha mẹ đã kiên trì và bền bỉ với con hằng ngày để con có phương pháp học tập tốt nhất? Với phương pháp dạy toán lớp 3, chương trình học bắt đầu nâng cao về các phép tính và các con số. Cha mẹ đã áp dụng phương pháp nào để hướng dẫn cho con. Có thể, mỗi cha mẹ có phương pháp riêng và áp dụng với từng con. Chúng ta cùng nhau chi sẻ một vài kinh nghiệm về cách dạy toán lớp 3 cho con.

Thứ nhất: Tư duy phản xạ toán nhanh

Cha mẹ không phải đưa ra cho con một danh sách các phép tính, các phiếu bài tập và yêu cầu con hoàn thành. Nếu con không hoàn thành, cha mẹ cảm thấy bực mình, quát mắng con và bắt con phải hoàn thành tất cả các bài tập, sau đó mới được đi ngủ. Với phương pháp này,sẽ tạo cho trẻ cảm giác phải bắt buộc học, học không phải nhiệm vụ của bản thân con.

Cha mẹ hãy cùng con ngồi học và phản xạ bằng lời. Mẹ có thể đưa ra các bài toán và con sẽ phản xạ bằng lời, không phải ghi chép bằng giấy. Bố mẹ có thể lồng ghép các đồ vật, con vật, cây cối trong các bài toán của con với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Cùng một dạng toán, có thể thay đổi các dữ liệu khác nhau để con có phản xạ nhanh.

Thứ hai: Để con tự học

Thay vì cha mẹ ngồi cạnh con trong thời gian con học buổi tối tại nhà. Cha mẹ hãy rèn cho con nguyên tắc tự giác, tự học. Cha mẹ cùng con lên kế hoạch thời gian biểu,đặc biệt là thời gian học buổi tối. Cha mẹ chia nhỏ thời gian với từng bài tập cho con. Sau khi con hoàn thành bài tập, cha mẹ sẽ kiểm tra lại các bài tập của con.

Thứ ba: Ghi nhớ các quy tắc trong phép toán

Quy tắc 1: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo trình tự từ trái sang phải.

Quy tắc 2: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái qua phải.

Quy tắc 3: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Quy tắc 4: Khi tính giá trị các biểu thức có dấu ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Thứ tư: Rèn cho con tính cẩn thận bằng một quyển nháp

Với môn toán là môn học với các con số, cha mẹ hãy tạo cho con thói quen nháp trước khi hoàn thiện bài vào vở bài tập của con. Nháp là cách để con tìm ra lời giải một cách nhanh. Khi con trình bày lời giải vào vở là một lần con ghi nhớ và hoàn thiện bài tập của con.

Thứ 5: Kết hợp học toán với các trò chơi tư duy

Có rất nhiều trò chơi tư duy có thể kết hợp để rèn luyện phản xạ và bổ túc cho môn học toán: ghép các hình khối ( hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật,..), lắp ghép các con số theo tranh,… để con rèn được phản xạ và tư duy nhanh bằng quan sát và phản xạ bằng lời nói. Học mà chơi, chơi mà học giúp con có sự thoải mái, hứng thú và tập trung hơn trong giờ học. Cha mẹ hãy lựa chọn cho con phương pháp học tập phù hợp nhất để con có tư duy phản xạ và tự giác trong học tập.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good