Back To Top

banner im good

tri benh luoi hoc o treCon lười học là một tình trạng khá phổ biến hiện nay và cũng là một trong những nỗi khổ tâm lớn nhất của cha mẹ. Có nhiều đứa trẻ rất thông minh nhưng lại lười học. Vậy cha mẹ nên gì để tìm ra “liều thuốc trị bệnh” tốt nhất cho con?!

Phương pháp trị bệnh lười học của con.

Kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con bạn lười học. Nguyên nhân có thể xuất phát từ phía các con nhưng đôi khi lại xuất phát từ chính các bậc cha mẹ và thầy cô mà cha mẹ không hề biết. Nhiều bậc cha mẹ chăm con quá kỹ hoặc quá nuông chiều con, việc gì cũng làm hết cho con khiến con ỷ lại và không có tính tự lập. Thói quen vừa học vừa chơi hoặc vừa ăn vừa chơi cũng làm trẻ trở nên xao nhãng, chểnh mảng trong bất kỳ mọi việc. 

Ngoài ra, việc cho con học trước chương trình cũng là một sai lầm của cha mẹ. Cha mẹ kỳ vọng con biết trước mọi kiến thức để có thời gian làm các dạng bài nâng cao, từ đó con sẽ thông minh và nổi trội hơn các bạn khác. Tuy nhiên, chính điều này lại là con dao hai lưỡi.Việc chạy trước chương trình không những không giúp trẻ học tốt hơn mà còn khiến trẻ bị lạc lõng với chương trình học hiện tại, đôi khi gây cho trẻ cảm giác quá tải khiến trẻ mệt mỏi và chán nản. Từ đó dẫn đến tình trạng buông xuôi và trở nên lười nhác.Bên cạnh đó, cách giảng của thầy cô không thu hút được trẻ, không khiến trẻ phát huy được khả năng của mình hoặc việc bạn bè trong lớp nảy sinh mâu thuẫn cũng là nguyên nhân làm cho trẻ chán chường, không hứng thú với việc học.

nguyen nhan khien con chan nan

Đối với những trẻ có tính hiếu động, sự chi phối của các chương trình truyền hình, các trò chơi khiến trẻ bị kéo ra khỏi quỹ đạo học hành, dẫn đến tình trạng mải chơi nên bỏ bê việc học. Ngược lại trẻ có bản tính nhút nhát, chậm chạp, trong lớp luôn trong tình trạng chép bài không kịp nên sinh ra tâm lý chán nản khi không theo kịp các bạn, từ đó các con dễ buông xuôi, mặc kệ chuyện học hành, muốn đến đâu thì đến.

Muốn biết được đúng nguyên nhân cha mẹ nên kiên nhẫn “làm bạn với con”. Hãy bình tĩnh cùng con tìm ra nguyên nhân để cùng giải quyết, không nên quát tháo và la mắng con, điều đó sẽ càng làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Cách giải quyết

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con lười học, bố mẹ nên ngồi tâm sự cùng con với thái độ bình tĩnh và ôn hòa nhất có thể. Hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu việc học quan trọng như thế nào bằng cách kể cho con nghe những tấm gương học tốt và những thành công của họ cũng như nêu những nhân vật không học đến nơi đến chốn, cuối cùng phải gánh chịu hậu quả như thế nào.  Hãy cho con thấy nếu việc con học chăm, học giỏi sẽ được những lợi ích gì từ việc ở lớp được các bạn khâm phục, được cô giáo yêu mến, ở nhà bố mẹ sẽ vui hơn, để khuyến khích con tự giác học…

Cha mẹ nên động viên, khuyến khích và tạo động lực học tập cho trẻ bằng những phần thưởng mỗi khi con được điểm cao hoặc được cô giáo khen ngợi. Khi con bị điểm kém bố mẹ cũng không nên đánh mắng hoặc so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Điều này sẽ khiến chúng trở nên tự ti, chán nản và buông xuôi việc học tập. Hãy cùng phân tích tại sao con  bị điểm kém để lần sau khắc phục. Đó là nguyên nhân vì sao mà khi dạy trẻ rất cần sự nghiêm khắc nhưng phải mềm mỏng, không nên nạt nộ, đánh mắng trẻ khiến trẻ mất tâm lý, trở nên sợ học.

tao cam hung hoc tap

Hãy dành thời gian tham gia việc học cùng con như soạn sách vở, kiểm tra lại bài cũ, xem con đã làm hết những bài cô giao chưa hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện với con về tình hình ở lớp xem mối quan hệ giữa con với thầy cô và bạn bè như thế nào. Bênh cạnh đó, cha mẹ không nên ép con vào các khung thời gian do cha quy định mà hãy giúp đỡ con trong việc lập thời gian biểu. Hãy tạo cho con tính chủ động bằng việc để con tự lên kế hoạch học tập cho mình. Việc ép buộc con học quá nhiều rất dễ gây áp lực cho trẻ. Cha mẹ nên để các con được cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi để chúng có hứng thú với việc học.

Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng là phương pháp giúp cha mẹ cải thiện tình trạng lười học của con. Trong thời gian này cha mẹ cần phối hợp với giáo viên để có sự điều chỉnh phù hợp từ việc rèn luyện ở trường đến việc tự học tại nhà, giúp trẻ vượt qua thời gian đầu chưa quen với những thay đổi. Dần dần trẻ sẽ từ bỏ được những thói quen xấu và bắt đầu đi vào nề nếp trong việc học tập.

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good