Back To Top

banner im good

chan hoc vanMôn Ngữ văn là một trong 2 môn chính trong chương trình học văn hoá của chúng ta. Là môn học không thể thiếu trong các kỳ thi tốt nghiệp. Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những kiến thức không chỉ trên lí thuyết mà cả những kinh nghiệm, những vốn sống đáng quí, còn dạy cho chúng ta cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp như thế nào...

Có quá nhiều lợi ích có được từ môn Văn.

Thế nhưng có rất nhiều bạn ghét học Văn? Tại sao vậy?

Thực trạng hiện nay

  • Thầy cô bắt học sinh phát triển theo dàn bài đã có sẵn.Về nhà soạn bài trước.
  • Đến lớp, nghe cô nói một hồi, ghi chép, xong không biết mình đã ghi những gì .
  • Nhiều bạn học sinh “ghét học văn” là bởi chương trình học của chúng ta quá nặng nề. Mỗi tác phẩm văn học có giá trị thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Để học và hiểu những tác phẩm nghệ thuật ấy, không thể gói gọn trong vài tiết là được. Vậy thì làm sao học sinh có thể hiểu được sự đổi mới, cách tân thơ ca của tác giả? Làm sao có thể cảm nhận cái hay, cái lạ của tác phẩm? Chính lượng kiến thức quá lớn đã khiến nhiều bạn cảm thấy “sợ”.
  • Tại sao chúng ta không hỏi, bạn mình học được, đạt được điểm cao mà mình không thể. Môn Văn là gì chứ! Sao phải sợ?

Nguyên nhân từ đâu?

Con không có định hướng rõ ràng

Có rất nhiều bậc làm cha mẹ chỉ mong muốn cho con thi vào trường Đại Học nào lúc ra trường con kiếm được nhiều tiền, mà quên đi sở thích, sở trường của con là gì? năng lực của con ở đâu?

Hơn nữa có nhiều học văn như “Nghĩa vụ”, học làm sao thi qua là được, không thực sự có hứng thú, học đối phó. Như vậy các bạn dần dần bị chai sạm cảm xúc.

Con không có kỹ năng, phương pháp

Học sinh Việt Nam bây giờ lập một dàn bài vô cùng  yếu. Thực trạng chung hiện nay cô giáo xây dựng sẵn và yêu cầu học sinh làm theo dài bài cô cho, bắt học sinh phát triển theo dàn bài sẵn có.

Phương pháp truyền thụ theo tinh thần đổi mới đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, phối hợp nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ dừng lại việc đọc - chép. Ví dụ như: Cho học sinh tự nhận diện đề bài, phân tích,  diễn đạt cách hiểu, trao đổi, tranh luận… để tự tìm ra giá trị cốt lõi của bài văn.mà văn bản muốn gửi gắm. Từ đó rút ra bài học chứ không phải giáo viên đọc cho học sinh chép, học sinh chép và đọc thuộc lòng.

Phương pháp truyền tải của giáo viên

Người giáo viên không đơn giản chỉ có lên lớp, truyền lại kiến thức cho học sinh mà còn nữa đó là nói cho học sinh biết được cái hay cái đẹp từ môn học mà họ dạy để nó ứng dụng vào cuộc sống, trở thành một người thực sự có ích cho cái xã hội này. Và Ngữ Văn, không dừng lại ở đó mà còn dạy cho học sinh khi ra trường cách biết yêu thương, biết quý trọng cuộc sống, biết được chữ "NHÂN" nó viết như thế nào nữa.

Con không tư duy, thụ động

Các bạn đang chỉ dừng lại ở việc ăn sẵn trên nền tảng cảu thầy cô đưa ra, lười suy nghĩ, lười vận động. Quen với việc được thầy cô đọc cho chép, học thuộc lòng. Như vậy các bạn dần mất đi yếu tố cảm thụ văn học và mất đi kỹ năng viết.

Học theo kiểu nhồi nhét, chỉ đến lúc thi cử mới học ngày, học đêm. Tâm lý bài văn dài đã ngán ngẩm, nghĩ mình không thể bịa ra được như yêu cầu của thầy cô, dần dần chán nản, lười biếng và thậm chí là bỏ bê.

Vậy học sinh làm gì không ghét học văn?

Việc muốn ghi nhớ những kiến thức đã học không phải là khó nếu như các bạn có một phương pháp học hiệu quả.

Thay vì học thuộc lòng cả mấy trang giấy, tại sao các bạn không nghĩ đến việc vẽ nó ra sơ đồ tuy duy để phân tích, mổ sẻ các vấn đề.Chỉ cần các đọc kỹ tác phẩm, đọc kỹ câu hỏi, xác định nội dung và yêu cầu của câu hỏi đó rồi tìm đáp án trong văn bản.

Với những câu về cảm nhận hay suy nghĩ, em cứ mạnh dạn trình bày theo cách hiểu của mình thôi. Các bạn có thể làm ngắn nhưng đủ ý, các bạn hiểu, ghi nhớ, còn hơn là chép hàng chục trang vẫn không hiểu gì.

Học văn có gì là khó!

Tổ chức giáo dục phát triển tư duy học tập toàn diện I'm Good